【lich thi dau bd hn】Thay đổi tư duy để giảm nghèo bền vững

Phải bắt đầu từ tư duy

Ngoài các nguyên nhân thiếu đất sản xuất,đổitưduyđểgiảmnghegraveobềnvữlich thi dau bd hn không có việc làm ổn định, đông con hoặc khó khăn về nhà ở thì nguyên nhân sâu xa dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn xã Đồng Nai nhiều năm liền ở mức cao do tâm lý trông chờ, ỷ lại vào chính sách của Đảng, Nhà nước và địa phương đối với việc hỗ trợ giảm nghèo, chăm lo cho người nghèo.

Vì vậy, để thực hiện hiệu quả mục tiêu giảm nghèo bền vững ở xã Đồng Nai, ngoài phải hoàn thành các chỉ tiêu theo quy định đặt ra, địa phương đã chú trọng giảm nghèo từ thay đổi tư duy, giúp đồng bào DTTS không trông chờ, ỷ lại mà chủ động vươn lên trong cuộc sống. Phương châm xóa nghèo phải xóa tận gốc, bắt đầu từ nâng cao nhận thức, tư duy của người dân, từ đó giúp hộ nghèo, cận nghèo và hộ khó khăn trên địa bàn xã Đồng Nai dần chủ động hơn trong cuộc sống, biết cách làm ăn. 

Anh Điểu Sang ở thôn 4, xã Đồng Nai bước đầu đạt kết quả tốt với mô hình nuôi hươu lấy nhung

Điển hình là gia đình anh Điểu Sang ở thôn 4. Từng là hộ nghèo, nhiều năm liền gia đình anh loay hoay “giải bài toán kinh tế”. Quyết tâm không để nghèo đeo bám, anh Sang chủ động, linh hoạt nhiều cách làm từ chăn nuôi gia cầm đến gia súc, từ đó rút ra những kinh nghiệm thiết thực. Từ chương trình hỗ trợ giảm nghèo của địa phương, mỗi khi các hội, đoàn thể chuyển giao mô hình chăn nuôi mới, anh đều đăng ký để được hỗ trợ. Thông qua các mô hình này, anh Sang đã phát huy hiệu quả và tích cóp vốn đầu tư tái sản xuất. Vào năm 2021, anh đã tiếp cập mô hình nuôi hươu lấy nhung do Hội Nông dân xã chuyển giao. 

Anh Sang cho biết: Sau khi đàn heo bị dịch bệnh, tôi đã tìm hiểu mô hình nuôi hươu lấy nhung. Hươu là động vật hoang dã, có sức đề kháng cao, ít bị dịch bệnh, thức ăn cho hươu cũng đơn giản. Vì thế, khi được giới thiệu, tôi đã đăng ký xin được hỗ trợ chuyển giao con giống. Tôi đã vay vốn từ nguồn quỹ của Hội Nông dân và vay thêm từ quỹ của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện cùng số tiền gia đình tích cóp mua 2 cặp hươu giống. Hơn 1 năm chăm sóc, đàn hươu đã cho cắt nhiều đợt lộc nhung, bán được khoảng 45 triệu đồng. Bên cạnh đó, đàn hươu đã sinh thêm hươu con. Tôi thấy nuôi hươu lấy nhung cho kinh tế cao hơn so với các mô hình khác. 

Cũng lựa chọn cách làm kinh tế phù hợp, anh Điểu Phong ở thôn 5 chọn nuôi trâu. Theo anh, hiện gia đình vẫn trồng lúa nên nuôi trâu và nhân giống để phục vụ sản xuất lúa là phù hợp. Anh Phong cho biết: Hằng năm, chính quyền địa phương có nhiều đợt hỗ trợ cây - con giống, gia đình tôi trồng lúa nên đăng ký được hỗ trợ trâu. Đầu năm 2022, gia đình tôi được hỗ trợ 1 con trâu giống, đến nay trâu đã sinh 1 con. Việc tăng đàn trâu sẽ giúp gia đình chủ động được phương tiện sản xuất. 

Nỗ lực giảm nghèo bền vững

Nhiều năm nay, các hộ nghèo, cận nghèo ở xã Đồng Nai không còn thụ động mà đã linh hoạt thay đổi nhiều mô hình kinh tế phù hợp tình hình thực tế ở địa phương.

Là xã từng được xem là “vùng lõm” còn nhiều khó khăn nên công tác giảm nghèo luôn được chú trọng triển khai thực hiện xuyên suốt nhiều năm qua. Hằng năm có rất nhiều hộ nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn trong xã được tiếp cận các nguồn vốn từ chương trình giảm nghèo bền vững, hỗ trợ sinh kế; đồng thời xây dựng, sửa chữa nhà ở, công trình vệ sinh, kéo điện sinh hoạt.

Trong năm 2022, xã đã phối hợp các đơn vị tài trợ, mạnh thường quân xây dựng và bàn giao 7 căn nhà đại đoàn kết. Ngoài ra, đã giải ngân vốn hỗ trợ giảm nghèo bền vững cho 15 hộ nghèo DTTS với tổng 1,355 tỷ đồng. Thực hiện hỗ trợ 15 cặp bò giống, khoan 13 giếng nước, sửa 7 căn nhà, xây 8 nhà vệ sinh và kéo điện lưới cho 10 hộ. Đồng thời, đã thực hiện hỗ trợ thoát nghèo theo chương trình giảm 1.000 hộ nghèo DTTS và giảm nghèo bền vững cho hộ nghèo. Nhờ vậy, số hộ nghèo được giảm trong năm 2022 là 21 hộ, vượt chỉ tiêu nghị quyết đề ra. 

Ông ĐIỂU VRONG, Phó Chủ tịch UBMTTQVN xã Đồng Nai


Với nhiều giải pháp đồng bộ, đến nay xã Đồng Nai còn 53 hộ nghèo, chiếm 3,67% dân số và 79 hộ cận nghèo, chiếm 5,95%. Năm 2023, xã Đồng Nai đề ra mục tiêu giảm 23 hộ nghèo, cận nghèo. Việc giảm nghèo sẽ được thực hiện với nhiều giải pháp mang tính chiều sâu, đồng bộ, giúp tư duy của bà con đồng bào nơi đây dần thay đổi, không còn trông chờ, ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước và biết lựa chọn các mô hình phù hợp làm đòn bẩy phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Cúp C2
上一篇:Xuất hiện loại mã độc mới tự tải về máy không cần click chuột
下一篇:Dự báo thời tiết 4/8: Tây Nguyên tiếp tục mưa triền miên