Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng,ỳvọngvàonỗlựccảicáchcủangànhTàichíbang xếp hạng tbn những cố gắng gần đây nhằm cải cách về thuế là rất ấn tượng. “Việc nhanh chóng ban hành Thông tư 119 ngay sau khi lấy ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp đã chứng tỏ quyết tâm của lãnh đạo ngành Tài chính trong việc thực hiện cam kết cắt giảm số giờ nộp thuế của doanh nghiệp từ 872 giờ xuống 300 giờ và tiếp tục xuống 171 giờ trong năm 2015”, bà Lan nói.
Hiện doanh nghiệp và xã hội đang kỳ vọng rất nhiều vào quyết tâm cải cách của ngành Thuế. Tuy nhiên, sự hài lòng của giới doanh nghiệp phụ thuộc vào việc cụ thể hóa ở cấp cơ sở, ở từng chi cục, từng công chức thuế.
Theo bà Phạm Chi Lan, lâu nay, có nhiều chính sách ban hành nhưng lại khó đi vào cuộc sống. Lần này, Thủ tướng thay đổi cách làm, làm theo một cách vừa rất ráo riết, vừa rất cụ thể, sát sườn, tác động tới những việc doanh nghiệp phải va chạm hàng ngày.
Chính nhờ đó, tác động cải thiện môi trường kinh doanh sẽ đến nhanh hơn, hiệu quả hơn rất nhiều so với trước đây khi mà nhiều chính sách được ban hành nhưng không đáp ứng được kỳ vọng của doanh nghiệp hoặc không có thước đo cụ thể để các tổ chức quốc tế đánh giá đúng năng lực cạnh tranh của Việt Nam.
Lần này, nếu sự cải thiện đúng như cam kết của Bộ Tài chính trước Thủ tướng Chính phủ thì đây là niềm vui lớn của cộng đồng doanh nghiệp.
Tuy nhiên, cũng theo chuyên gia Phạm Chi Lan điều dư luận lo ngại, quan tâm nhất là khâu thực thi. Bởi từ trước đến nay chúng ta không thiếu những bộ luật tốt, không thiếu chính sách hay nhưng trong quá trình thực hiện, hình như quyết tâm cứ bị “rơi rụng” dần, xuống đến cấp sát với doanh nghiệp thì không còn nhiều. Trong khi đây là nơi doanh nghiệp bị “va đập” nhiều nhất.
Do vậy, song song với những chỉ đạo quyết liệt từ Chính phủ, với những chính sách cải cách mà Bộ Tài chính đưa ra thì rất cần phải tiếp tục làm chuyển biến cả con người trong bộ máy hành chính.
Nói cho cùng, nếu các công chức không thực sự chuyển biến, vẫn chỉ mong qua những cơ hội làm việc với doanh nghiệp để trục lợi cá nhân thì dù chính sách mới có hay đến mấy cũng không đem lại tác động tích cực.
Về giải pháp, chúng ta nên thực hiện song song hai việc, đó là cần biểu dương kịp thời những người làm tốt, những người thực hiện nghiêm túc.
Lâu nay, qua chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), rõ ràng có tỉnh này làm tốt, có tỉnh kia không bằng, độ vênh nhau giữa các nơi khá rõ. Hoặc ngay trong cùng một tỉnh, chỉ số này được doanh nghiệp khen, chỉ số khác lại bị đánh giá thấp. Do đó, cần có thái độ rõ ràng, chỗ nào làm tốt cần biểu dương, khen thưởng thỏa đáng, nơi nào chây ỳ, kéo dài gây khó rễ người dân để trục lợi thì phải xử lý nghiêm.
Cách đánh giá tốt nhất là tham vấn, lấy ý kiến từ những cá nhân, tổ chức chịu tác động của chính sách (vì đây là cách công bằng và khách quan nhất), thông qua những cuộc khảo sát hàng năm./.
Theo VGP