Nhiều người dân ở Hà Tĩnh có quan niệm cúng đầu lợn rừng sẽ nhận được nhiều may mắn,ầumaymắnngườiHàTĩnhsănđầulợnrừnglàmmâmcúngTếtNguyênđáthần thoại hy lạp full bình an trong năm mới nên tìm mua dâng lên tổ tiên. Song không phải ai cũng có thể sở hữu đầu của con vật này trong mâm cúng ngày 30 Tết bởi lợn rừng ít, giá cả lại "leo thang" theo nhu cầu của khách.
Anh Nguyễn Thành Minh (46 tuổi, trú TP Hà Tĩnh) cho biết, năm nay, từ 20/12 (âm lịch), anh đã liên hệ nhà hàng để mua đầu lợn rừng làm mâm cúng ngày 30 Tết, song phải hơn 1 tuần kể từ thời điểm đặt hàng, anh mới có thể biết chắc chắn gia đình mình sở hữu đầu của con vật này.
"Tôi làm doanh nghiệp xây dựng nhỏ, thấy nhiều người nói rằng thủ lợn rừng sẽ mang lại bình an, may mắn nên 2 năm nay tôi đặt về dâng cúng tổ tiên. Hi vọng năm mới gia đình bình an, vạn sự hanh thông, song năm ngoái tôi đặt sát Tết quá nên không được. Năm nay rút kinh nghiệm, tôi đặt hàng từ sớm. Đến chiều 28 Tết là tôi đã có thủ lợn rừng, để chuẩn bị cho mâm cúng tổ tiên. Mặc dù giá của thủ lợn rừng đắt hơn lợn khác gấp nhiều lần, nhưng tôi cảm thấy vui và may mắn vì sở hữu thủ con vật này", anh Thành Minh cho hay.
Chị Dương Minh Anh (trú TP Hà Tĩnh) cũng "nhanh chân" chọn cho gia đình một đầu lợn rừng có cặp nanh dài để chuẩn bị cho mâm cúng ngày 30 Tết.
"Ba năm nay, tôi đều đặt thủ lợn rừng về chuẩn bị mâm cúng ngày 30 Tết. Tôi cũng không biết quan niệm cúng thủ lợn rừng sẽ gặp may mắn là đúng hay sai, nhưng tôi cảm thấy phấn khởi khi trong mâm cúng tổ tiên có chiếc thủ lợn rừng vì không phải ai cũng có thể may mắn khi chọn được thủ lợn rừng vừa đẹp, vừa có cặp nanh dài", chị Minh Anh nói.
Anh Dũng (chủ một nhà hàng tại TP Hà Tĩnh) cho biết, cứ dịp sát tết Nguyên Đán, gia đình anh lại tất bật chuẩn bị thịt lợn rừng, bán thủ cho khách làm mâm cúng.
Theo anh Dũng, lợn rừng khách đặt là giống F1. Để có thủ lợn rừng cho khách đặt làm mâm cúng, từ nhiều tháng trước Tết, anh phải liên hệ các mối lợn ở Tây Nguyên và các tỉnh Tây Bắc để nhập lợn rừng về.
"Sau khi đưa lợn về, những khách hàng đặt trước sẽ đến chọn đầu lợn và thời gian mổ lợn theo nhu cầu của khách. Thủ lợn và đuôi lợn sẽ đi cùng một bộ vào mâm cúng, giá cả tùy thuộc vào độ đẹp, to và nanh dài hay ngắn. Giá dao động từ 2-3 triệu đồng/thủ lợn. Sau khi khách lấy đầu, phần thịt lợn tôi sẽ bán lại cho các khách hàng có nhu cầu thưởng thức thịt lợn rừng F1", anh Dũng nói.
Theo anh Dũng, do số lượng lợn chuẩn ít nên năm nay anh chỉ bán được khoảng 30 đầu lợn cho 30 khách hàng có nhu cầu.
"Thủ lợn tôi bán cho khách là đồ để làm mâm cúng nên đảm bảo hàng chuẩn, tươi mới chứ không phải là hàng cấp đông nhiều tháng. Số lượng không nhiều. Hầu hết khách hàng nhận thủ lợn rừng đều vui vẻ, phấn khích", anh Dũng nói.
Cũng theo anh Dũng, xử lý đầu lợn rừng cũng khá đơn giản. "Chỉ cần mổ, luộc lên và dùng máy khò qua, sơ chế qua là khách có thể đưa về đặt lên mâm cúng. Với quan niệm "đầu xuôi đuôi lọt" nên khách lấy đầu lợn sẽ lấy kèm cả đuôi lợn mới đủ bộ để dâng cúng", anh chủ nhà hàng nói thêm.