【xem truc tiep bd hom nay】Hãy thật sự hòa mình vào thế giới tuổi thơ
VHO - Bên cạnh câu chuyện đội ngũ tác giả viết cho đối tượng độc giả nhí thiếu vắng,ãythậtsựhòamìnhvàothếgiớituổithơxem truc tiep bd hom nay sách ngoại lấn át sách nội... giới chuyên môn khẳng định, vấn đề khiến mảng văn học thiếu nhi vẫn còn những “khoảng trống” là vì nhiều cây viết chưa thật sự hòa mình vào thế giới riêng của trẻ, điều này khiến tác phẩm thiếu sự gần gũi và kém hấp dẫn các bạn nhỏ.
Kiếm tìm sự đồng cảm
Trao đổi với Văn Hóa, nhà thơ Lữ Mai cho biết, trong vài năm trở lại đây, văn học thiếu nhi đang dần lấy lại bầu không khí sôi động khi số lượng sách được xuất bản tăng lên. Nhiều giải thưởng, cuộc thi được tổ chức nhằm khích lệ phong trào sáng tác cho trẻ em như Giải thưởng Sách quốc gia, Giải thưởng thiếu nhi Dế Mèn... Những tín hiệu tích cực này cho thấy, văn học thiếu nhi đang ngày càng nhận được sự quan tâm.
Tuy nhiên, nhà thơ Lữ Mai khẳng định, mảng sáng tác này vẫn còn không ít “khoảng trống” trong chặng đường phát triển. “Khoảng trống” lớn nhất hiện nay phải kể đến là thiếu sự đồng điệu về tâm hồn giữa người viết và độc giả nhỏ tuổi. Theo nữ nhà thơ, sở dĩ các em chưa tìm được sự đồng cảm là vì chưa thấy hình ảnh của mình trong đó. Hiếm cuốn sách, tác phẩm khiến các em bất ngờ, lôi cuốn đến mức không thể rời mắt, nguyên nhân là bởi các nhà văn, nhà thơ viết văn học thiếu nhi vẫn sáng tác với vị trí là những người lớn hướng đến đối tượng nhỏ tuổi chứ chưa thật sự “là các em”, hiểu các em để viết.
“Sở dĩ, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh có nhiều tác phẩm lớn, hấp dẫn thiếu nhi vì ông dường như hòa vào thế giới của các em. Khi ông “đối thoại” trong tác phẩm, bạn đọc đôi khi không thể phân biệt được đâu là lời của ông, đâu là lời của thiếu niên nhi đồng. Tức là, nhờ tìm hiểu kỹ, sâu về thế giới tuổi thơ, ông đã có sự “trẻ hóa” ngôn ngữ. Trên văn đàn hiện nay, chúng ta không thể điểm được hiện tượng văn học nào đặc biệt hơn Nguyễn Nhật Ánh. Ông thành công là vì hiểu được các em đang nghĩ gì, cần gì, muốn gì”, nhà thơ Lữ Mai bày tỏ.
Cũng vì chưa nhiều tác phẩm “nội địa” hấp dẫn, tại không ít hiệu sách hiện nay thực trạng tác phẩm nước ngoài “lấn át” hoàn toàn văn học thiếu nhi Việt Nam. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam cho biết, ông luôn trăn trở câu chuyện sách văn học thiếu nhi nước ngoài được bày bán nhan nhản trên thị trường, trong khi đó những tác phẩm đậm chất văn hóa Việt Nam lại thiếu vắng. Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam khẳng định, để các em lớn lên trở thành người tử tế, hiểu rõ tinh thần dân tộc thì buộc phải có thật nhiều tác phẩm văn học mang đậm chất văn hóa Việt; chứa đựng những giá trị về phong tục, tập quán, lịch sử dân tộc…
Cần sự lắng nghe
Nhà thơ Lữ Mai cho rằng, để giải quyết những tồn tại nêu trên, cần nâng cao ý thức trách nhiệm của đội ngũ tác giả, người làm sách về tầm quan trọng của văn học thiếu nhi. Trong đó có việc muốn viết hay về trẻ thì các cây bút phải xác định có sự tìm tòi, đi sâu vào thực tế chứ không phải “chỉ ngồi nhà và tưởng tượng”. Đặc biệt, nhà thơ Lữ Mai nhận định, việc tổ chức các trại sáng tác văn học thiếu nhi cần được tăng cường, có sự tham gia của những chủ thể là chính các em. “Chúng ta không nên để một trại sáng tác văn học thiếu nhi nhưng lại chỉ toàn... người lớn. Sự xuất hiện của các em sẽ giúp đội ngũ sáng tác hiểu được tâm tư, tâm hồn của trẻ nhỏ thông qua những ý kiến, bày tỏ; từ đó có những áng văn đi vào lòng các em, tạo sự đồng cảm. Với tính chất đặc thù, nếu không làm được điều này thì trại sáng tác văn học thiếu nhi có tổ chức ra cũng chỉ dừng lại ở tính hình thức”, nhà thơ Lữ Mai chia sẻ.
Nữ nhà thơ cũng cho rằng, các Ban, Bộ, ngành cần có tiếng nói để “thức tỉnh” các cây viết, khiến họ hăng say hơn trong sáng tác văn học dành cho thiếu nhi. Ai cũng từng là con trẻ, có chăng do tác động của ngoại cảnh mà họ đôi khi quên mất ý thức trách nhiệm cần sáng tác cho lứa tuổi măng non. Tiếng nói ấy còn được hiểu là tiếng nói kêu gọi để dồn nguồn lực ưu tiên phát triển văn học thiếu nhi.
Nhà văn Thái Chí Thanh, Chủ tịch Hội đồng Văn học thiếu nhi (Hội Nhà văn Việt Nam) nhận định, tìm được sự đồng cảm với thiếu nhi, nhất là trong bối cảnh hiện nay không phải là chuyện dễ. Sự phát triển của công nghệ khiến các em được tiếp cận với nhiều luồng thông tin, nhiều yếu tố tác động đến gu thưởng thức. Điều này buộc văn học viết cho lứa tuổi này cũng phải có sự thay đổi, mang hơi thở đương đại. Nhà văn cho rằng, bên cạnh xây dựng cốt truyện dựa trên những hình tượng như quả thị, mắt na, mặt trăng, mặt trời… các tác giả hoàn toàn có thể đưa vào tác phẩm của mình yếu tố hiện đại để phù hợp với thị hiếu đọc của các em ngày nay.
Đặc biệt về lâu dài, nhà văn Thái Chí Thanh nhận định, cần có nguồn lực tổ chức thêm những hội thảo, tọa đàm để giới văn chương thẳng thắn nhìn nhận những thiếu sót cũng như phát triển công tác lý luận, phê bình văn học thiếu nhi hiện nay. Không ít nhà văn, nhà thơ cho rằng, từ lý luận, phê bình, các cây viết mới “soi chiếu” bản thân, tìm ra hướng đi mới trong phát triển các tác phẩm văn học dành cho độc giả nhí. Ngoài ra, cần sớm tính đến phương án công nhận truyện tranh là văn học thiếu nhi bởi mảng sách này luôn có sức hút đặc biệt với các em.
Tác giả Dương Thị Thảo Nguyên (đoạt giải A, đợt 1 Cuộc vận động sáng tác văn học viết về đề tài thiếu nhi giai đoạn 2021- 2025) thừa nhận, văn học thiếu nhi khá khó viết vì phải chọn lọc từ vựng sao cho thật khéo kết hợp với yếu tố hài hước. Thông điệp không được nặng giáo điều nhưng vẫn mang tính giáo dục, hình thức thể hiện cũng phải khiến các bạn nhỏ cảm thấy hào hứng, mong muốn được khám phá nhiều hơn.
本文地址:http://app.marimbapop.com/news/613c799081.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。