游客发表
发帖时间:2025-01-25 15:47:52
Một năm đặc biệt!
Sau những năm đối mặt với bộn bề khó khăn,ếSángnhấtnăty le keo nhà cai năm 2015 – năm cuối của kế hoạch kinh tế - xã hội 2011-2015 đã qua đi với nhiều gam màu sáng sủa. Thành tích ấy đã tạo thêm động lực cho con tàu kinh tế Việt Nam đi nhanh hơn, vững chắc hơn trên con đường hội nhập quốc tế ngày càng mở rộng.
Theo người đứng đầu ngành Kế hoạch và Đầu tư, sự đặc biệt ấy là bởi năm 2015 là năm cuối, có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu kế hoạch 5 năm 2011-2015. Và “sự đặc biệt” ấy là sau một chặng đường dài có mức tăng trưởng thấp và dồn sức cho ổn định kinh tế vĩ mô, từ năm 2014 kinh tế Việt Nam bắt đầu phục hồi. Năm 2014 là năm đầu tiên chúng ta vượt qua các mốc chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế do Quốc hội thông qua. Năm 2015 chúng ta khẳng định thêm điều này là kinh tế vĩ mô Việt Nam ngày càng ổn định và lấy lại được tốc độ tăng trưởng của mình.
“Đây là nhận định đúng!” – Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nhấn mạnh – “Theo dự báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dự báo tăng trưởng kinh tế có thể đạt trên 6,5%, ở mức 6,55% hoặc cao hơn, vượt mục tiêu đề ra”.
Khu vực đóng góp nhiều cho tăng trưởng 2015 là công nghiệp, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo là đóng góp lớn nhất với mức tăng trưởng ổn định nhất. Trong 3 năm liền, công nghiệp chế biến chế tạo đều tăng với mức cao so với các năm trước. Cụ thể tính chung 11 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tăng 9,7%, cao hơn cùng kỳ các năm trước (năm 2013: 5,6%; năm 2014: 7,5%).
Một vấn đề nổi bật trong năm 2015 là ngay khi Luật DN, Luật Đầu tư sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1-7-2015, số lượng DN đăng ký thành lập mới tăng tới 50-60% so với giai đoạn trước. Theo ông Bùi Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), năm 2015 này chúng ta sẽ có 94 nghìn DN thành lập mới. Đây là năm có số DN thành lập mới lớn nhất trong lịch sử. Ngoài ra, số DN tạm ngừng hoạt động nay quay trở lại hoạt động rất nhiều. “Điều này báo hiệu đáng mừng. Khi số lượng DN gia tăng lớn, nhất là DN nhỏ và vừa, sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm, đóng góp lớn cho GDP” – Bộ trưởng Bùi Quang Vinh chia sẻ.
Thực tế, trong năm 2015 kinh tế Việt Nam không phải luôn trong cảnh “thuận buồm xuôi gió” mà thường phải đối mặt với nhiều thách thức rất lớn. Thứ nhất, sự phục hồi rất chậm của kinh tế thế giới, giá hàng hóa giảm mạnh. Thứ hai, giá dầu giảm sâu làm đảo lộn cơ cấu ngân sách của Việt Nam. Thứ ba, khi Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ, nền kinh tế Việt Nam không tránh khỏi ảnh hưởng. Nhiều thách thức, bất ổn khác về địa chính trị cũng gây cho chúng ta rất nhiều khó khăn trong 2015.
Tuy nhiên, phản ứng chính sách của Chính phủ Việt Nam tương đối nhanh nhạy và hiệu quả nên đã hóa giải những thách thức kể trên. Những khó khăn của các năm trước đây đang từng bước được khắc phục và cải thiện, làm cho tăng trưởng kinh tế năm 2015 khá đồng đều và ổn định. Trên cơ sở vĩ mô ổn định, chúng ta có điều kiện để tăng trưởng. Ví dụ năm 2014 chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là 1,84%, kết thúc 11 tháng năm 2015 CPI vẫn dưới 1%. Chắc chắn cả năm 2015 CPI không vượt quá 1%. Đây là do tác động của sự giảm giá hàng hóa trên thế giới, cũng như sự ổn định của nội tại kinh tế Việt Nam.
“Đây là đà tốt cho năm 2016 cũng như cả nhiệm kỳ 2016-2020” – Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Tú Anh, Trưởng ban chính sách kinh tế vĩ mô (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương) cho rằng: Những kết quả gần đây cho thấy chúng ta đang đi đúng hướng và cần phải quyết tâm cải cách mạnh mẽ hơn nữa, xóa bỏ những yếu kém đã được nhận diện rõ ràng trong thời kỳ điều chỉnh vừa qua để có thể tạo ra một giai đoạn tăng trưởng mới, nhanh hơn và bền vững hơn.
“Viễn cảnh dài hạn khả quan”
Kinh tế đang tiến triển tốt hơn, song sẽ là chủ quan nếu chỉ đưa ra các nhận định về kinh tế Việt Nam dưới góc độ của người đứng đầu ngành Kế hoạch và Đầu tư. Thực tế, cộng đồng quốc tế cũng đã ghi nhận những chuyển biến tích cực của nền kinh tế nước ta. “Kinh tế Việt Nam phục hồi tốt, viễn cảnh dài hạn khả quan” – nhận định tổng quát của Ngân hàng Thế giới (WB) trong báo cáo đánh giá về kinh tế Việt Nam năm 2015.
“Cầu nội địa mạnh hơn, XK vẫn được duy trì, cùng với lạm phát thấp và niềm tin được củng cố đã tạo cơ sở vững chắc cho tăng trưởng trong kì trung hạn của Việt Nam” - bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nhận định - “Đây là thời điểm thích hợp để củng cố ổn định kinh tế vĩ mô, tạo thêm khoảng đệm chính sách thông qua những nỗ lực kiên quyết để kiềm chế sự mất cân đối tài khóa và giải quyết những vấn đề bất cập còn tồn tại của khu vực ngân hàng”.
Triển vọng tích cực nhưng theo đại diện WB, kinh tế Việt Nam vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro bất lợi. Do khoảng đệm chính sách còn hạn chế nên các cú sốc bên ngoài và trong nước có thể ảnh hưởng lên sự ổn định kinh tế vĩ mô. Tiến trình tái cơ cấu chậm chạp trong nước gây ra nhiều rủi ro đáng kể đối với viễn cảnh tăng trưởng trung hạn. Ngoài ra còn phải kể đến một số rủi ro tài khoá đáng kể, và nếu chậm thực hiện chương trình thắt chặt tài khoá thì mức độ bền vững nợ cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng…
Ông Nguyễn Xuân Thành, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đánh giá: Tăng trưởng GDP cải thiện, nhưng nền kinh tế Việt Nam chưa quay về với tốc độ tăng trưởng 7% đạt được vào giữa thập niên 2000. Lý do là tái cơ cấu kinh tế chưa làm triệt để.
Phát biểu tại Diễn đàn Đối tác phát triển (VDPF) do Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Thế giới tổ chức ngày 5-12, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: "Chúng tôi nhận thức được rằng con đường phát triển sắp tới có nhiều thời cơ thuận lợi nhưng cũng phải đối mặt với thách thức không nhỏ".
Người đứng đầu Chính phủ đưa ra mục tiêu phát triển 5 năm tới 2016 – 2020 là phải “phát triển nhanh hơn, bền vững hơn 5 năm trước”. Trong đó, nếu 5 năm 2011 – 2015 tăng trưởng chỉ đạt khoảng gần 6%, thì mục tiêu 5 năm tới phải từ 6,5-7% và vĩ mô ổn định.
Nói về quan điểm phát triển giai đoạn tới, Thủ tướng cho biết: Tập trung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; bảo đảm phát triển nhanh, bền vững trên cơ sở ổn định vĩ mô và không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN tập trung vào vai trò tạo dựng thể chế, luật pháp, môi trường thuận lợi cho người dân, DN tự do sáng tạo, đầu tư kinh doanh; tạo mọi điều kiện để phát triển mạnh DN Việt Nam, nhất là DN tư nhân, làm động lực nâng cao sức cạnh tranh và tính tự chủ của nền kinh tế…
Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2015 có xu hướng tăng nhanh sau từng quý. GDP quý I tăng 6,12%, quý II tăng 6,47% và quý III tăng 6,81%, cao hơn mức tăng cùng kỳ 4 năm trước (quý III-2011: 6,21%; quý III-2012: 5,39%; quý III-2013: 5,54%; quý III-2014: 6,07%). Dự báo cả năm tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt trên 6,5% là mức tăng cao nhất trong 5 năm qua. Trong số 14 chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đề ra cho kế hoạch năm 2015 tại Nghị quyết Quốc hội, dự kiến có 13 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch. Chỉ có 1 chỉ tiêu không đạt kế hoạch là tỷ lệ che phủ rừng, chủ yếu do việc kiểm kê đánh giá lại điều kiện thực tế về quỹ đất còn lại có thể trồng rừng và diện tích rừng, một phần đất rừng bị chuyển đổi sang các mục đích khác,... Còn nếu tính riêng về chỉ tiêu trồng rừng trong 9 tháng đầu năm đạt 172 nghìn ha, tăng tới 4,2% so với cùng kỳ năm trước; diện tích rừng bị thiệt hại cũng giảm 53,9% so với cùng kỳ. (Báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế - xã hội 2015 tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII) |
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接