Nhiều kết quả đạt mục tiêu
Mở đầu phiên họp, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết nhiều kết quả về lĩnh vực tài chính trong năm 2017 vượt chỉ tiêu đề ra.
Tiêu biểu như thu ngân sách địa phương vượt 12,9% dự toán, tương dương khoảng 60.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, Bộ trưởng Dũng cho hay, cá biệt vẫn còn một số địa phương thu thấp, gây khó khăn cho cân đối ngân sách địa phương; vì thế, để đảm bảo vấn đề thanh khoản, chi trả, Bộ Tài chính đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ xử lý nguồn ngân sách trung ương cho một số địa phương.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng cho biết, thời gian tới sẽ rà soát chính sách thu theo hướng mở rộng cơ sở thu, hạn chế tối đa việc lồng ghép chính sách miễn, giảm giá thuế trong chính sách về về kinh tế xã hội. Đẩy mạnh cải cách thuế, hải quan tạo thuận lợi cho kinh doanh và ạnh tranh lành mạnh. Đồng thời tạo thuận lợi hơn nữa cho công tác quản lý chống thất thu ngân sách, đến nay đã cơ bản hoàn thành cơ chế tự khai, tự nộp và hoàn thuế qua mạng; sắp tới sẽ triển khai cơ chế hóa đơn điện tử, đẩy mạnh công tác thanh kiểm tra, tập trung vào chống chuyển giá, gian lận thương mại, tăng cường quản lý kinh doanh qua mạng…
“Đây là những việc rất khó khăn phức tạp và khó thành công nếu ko có sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ và sự vào cuộc của các bộ, ngành, địa phương”, Lãnh đạo Bộ Tài chính nhấn mạnh.
Về chi ngân sách, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, công tác này đã tiếp tục theo hướng cơ cấu lại, tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển, giảm tỷ trọng chi thường xuyên, tinh thần tiết kiệm, theo nguyên tắc thị trường như khoán chi phí, khoán xe công…
Đặc biệt, về nợ công, thông qua các biện pháp tái cơ cấu, kéo dài kỳ hạn, giảm lãi suất, cơ cấu nợ công đã giảm về mức cho phép. Nên theo Bộ trưởng: “Có thể nói, tình hình nợ công đã bớt áp lực hơn nhiều so với những năm trc đây, đây là thời điểm cần tập trung quản lý để nâng cao hiệu quả việc huy động các khoản vay nợ. Do đó, lúc này, chúng ta đã có đủ bản lĩnh và điều kiện để từ chối các khoản vay nợ với lãi suất cao, điều kiện khó. Nên đề nghị, các bộ, ngành, địa phương thận trọng hơn khi đề xuất vay và tăng cường quản lý hiệu quả sử dụng vốn để giảm thiểu chi phí vay”.
Về công tác tái cơ cấu, cổ phần hóa DN nhà nước, lãnh đọa Bộ Tài chính cho biết trong năm qua, Bộ đã trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành bản, quy định pháp luật về cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại DNNN theo hướng quản lý chặt chẽ, xác định đúng giá trị DN, áp dụng nguyên tắc thị trường, tăng cường công khai, minh bạch, gắn cổ phần hóa với phương án chống thất thoát, tham nhũng, mang lạo lợi ích cao nhất cho Nhà nước; đồng thời, xác định cụ thể lộ trình, đối tượng, trách nhiệm của các cơ quan.
Do đó, tính đến 20/12/2017, có 43 DN được phê duyệt phương án cổ phần hóa, tổng giá trị thực tế DN là 212.948 tỷ đồng, tổng vốn Nhà nước tại các DN thực tế là 87.902 tỷ đ, các tập đoàn, tổng công ty thoái vốn thu về 292.000 tỷ đồng và thu về 2,9 nghìn tỷ đồng ở DN khác.
Năm 2017, Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đã bán vốn tại 40 DN với trị giá 1.903 tỷ đồng, thu về 21.639 tỷ đồng. Riêng việc thoái vốn tại Sabeco đã thu về gần 110 nghìn tỷ đồng.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cũng nhìn nhận, cổ phần hóa, thoái vốn tại DNNN còn chậm, chưa đạt tiến độ đề ra, chủ yếu là do DN có quy mô lớn cần sự tham gia của nhiều nhà đầu tư lớn, bên cạnh đó nhiều DN làm ăn thua lỗ, chưa có phương án giải quyết dứt điểm về tài chính. Vì thế, ông Dũng đề nghị thời gian tới, các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty khẩn trương triển khai hiệu quả các nhiệm vụ về phát triển hệ thống DNNN, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh.
Về thị trường tài chính, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho hay, Bộ đang nỗ lực để phát triển thị trường tài chính Việt Nam theo hướng hiện đại với cấu trúc tốt. Do đó, năm 2017, thị trường chứng khoán phát triển vượt bậc; quy mô thị trường vốn ước đạt 103,42% GDP, tăng cao so với mức 80% GDP của 2016, làmức cao nhất khi mở cửa thị trường; hỉ số VNIndex đạt mức cao nhất trong 10 năm trở lại đây; đưa vào vận hành thị trường chứng khoán phái sinh…
Ngoài ra, tính đến cuối năm 2017, quy mô thị trường bảo hiểm đạt 302,9 nghìn tỷ đồng, tăng 23,4% so với 2016; giá trị đầu tư trở lại nền kinh tế đạt 247,8 nghìn tỷ đồng, tăng 26,7% so với 2016; doanh thu bảo hiểm đạt 105,6 nghìn tỷ đồng, tăng 21,2% so với năm trước; chi trả quyền lợi bảo hiểm năm 2017 đạt 29,4 nghìn tỷ, tăng 14,9% so với cuối năm 2016.
Cần phối hợp để cải cách kiểm tra chuyên ngành
Về cải cách thủ tục hành chính và cải thiện môi trường kinh doanh, trong năm qua, Bộ Tài chính đã thực hiện 6 nhóm nhiệm vụ để tập trung thực hiện theo các Nghị quyết 19 của Chính phủ. Theo đó, Bộ Tài chính đã tăng cường hiện đại hóa hành chính công bằng việc đẩy mạnh việc cung cấp dịch vụ điện tử, khai thuế qua mạng, hoàn thuế điện tử.
“Cơ quan Hải quan đã triển khai cơ chế hải quan điện tử; ký kết với các ngân hàng thương mại về thu thuế qua ngân hàng 24/7 nên đã giảm đáng kể thời gian thu thuế XNK, tạo điều kiện cho thông quan nhanh chóng”, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh.
Ngoài ra, ngành Hải quan cũng đã tích cực phối hợp với các bộ, ngành tiếp tục triển khai cơ chế Một cửa quốc gia, một cửa ASEAN, giúp giảm thời gian thông quan hàng hóa xuống các nước trung bình ASEAN 4, hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Tuy nhiên, về vấn đề kiểm tra chuyên ngành, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã đề nghị các bộ, ngành cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan Hải quan hơn nữa để thực hiện cải cách kiểm tra chuyên ngành, kiểm tra sau thông quan, giúp tạo thuận lợi hơn cho thương mại quốc tế.
Từ những kết quả nêu trên, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho rằng, mặc dù các kết quả đạt được của ngành tài chính khá toàn diện, nhưng nhiệm vụ trong năm 2018 và việc hoàn thành kế hoạch 5 năm còn kết sức năng nề. Tiêu biểu là bối cảnh tiếp tục giảm sâu thuế NK và giảm sản lượng khai thác dầu thô, cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước, đảm bảo chi trả nợ, tăng tỷ trọng chi đầu tư phát riển… nên dự toán chi thường xuyên sẽ cân đối chặt hơn hơn.
Vì thế, Bộ trưởng Dũng mong muốn các bộ, ngành, địa phương cần tập trung cho các hoạt động phát triển sản xuất kinh doanh, giúp tăng trưởng kinh tế để làm nền tảng tăng thu nội địa; qua đó, các cơ quan cần phối hợp với nhau để triển khai quyết liệt các nhiệm vụ từ đầu năm, phấn đấu thu NSNN vượt 3% dự toán, giữ bội chi ngân sách không quá 3% GDP; tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, quản lý nợ công an toàn bền vững.
Cũng tại hội nghị, trả lời kiến nghị của các địa phương về một số vấn đề, tiêu biểu như một số địa phương đề nghị được giữ lại nguồn thu ngân sách địa phương và việc sửa đổi, thay thế Quyết định 09 về sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho rằng, Bộ sẽ tiếp thu ý kiến và nghiên cứu, báo cáo Chính phủ; nhưng trước mắt các địa phương cần thực hiện theo đúng quy định của Chính phủ. Riêng về việc tạm dừng Quyết định 09, Bộ Tài chính sẽ có dự thảo nghị định về quy định sắp xếp tài sản công bao gồm tài sản là nhà, đất, thay thế các quyết định trước đây.
- Lai Châu: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp
- VNVC chủ lực trong chiến dịch tăng tốc độ bao phủ vắc xin sởi cho trẻ em TPHCM
- Thiếu “đầu tàu” dẫn dắt doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
- BAC A BANK: 30 năm giữ tâm sáng, vững chãi vươn tầm
- SHB chốt quyền trả cổ tức 2023 bằng tiền mặt với tỷ lệ 5%
- Quốc gia đông dân nhất Đông Nam Á sử dụng phần mềm gián điệp ‘Made in Israel’
- Giảm thiểu tai nạn lao động trong nhà máy, công trường bằng trí tuệ nhân tạo
- Bí quyết giúp tổ chức, doanh nghiệp phòng chống tấn công ransomware
- Hóa chất Á Châu được gia hạn doanh nghiệp ưu tiên
- Thế giới cà phê Trung Nguyên Legend hiện diện tại Bưu điện đẹp nhất thế giới