发布时间:2025-01-10 19:05:06 来源:88Point 作者:Ngoại Hạng Anh
Đàm phán hạt nhân giữa Iran và Nhóm P5+1 đột ngột dừng lại vì những lý do riêng biệt.
Một cuộc đàm phán giữa Iran và Nhóm P5+1. Ảnh: REUTERS
Phía Iran cho rằng,ĐmphnhạtnhnIranlạiphảichờsoi kèo monaco hôm nay đây là thời điểm khá nhạy cảm, khi người dân nước này vừa mới bầu được Tổng thống mới, theo đường lối cứng rắn. Thứ trưởng Ngoại giao, Trưởng đoàn đàm phán hạt nhân Iran Abbas Araqchi cho biết: “Chúng tôi đang tiến gần đến một thỏa thuận hơn bất cứ lúc nào trong quá khứ nhưng điều đó không có nghĩa là chúng tôi đã đạt được. Công việc còn lại vẫn còn nhiều khó khăn, các bên cần thời gian và sự cố gắng. Vì vậy, chúng tôi muốn dừng các cuộc đàm phán ở đây, để trở về nhà, không chỉ để tham vấn mà lần này là để ra quyết định”.
Trước đó, Iran đã nhiều lần khẳng định, bầu cử Tổng thống ngày 18-6 vừa qua tại nước này, với chiến thắng thuộc giáo sĩ Ibrahim Raisi, Bộ trưởng Tư pháp, sẽ không ảnh hưởng đến các cuộc đàm phán hạt nhân, bởi tiến trình này do Lãnh tụ tối cao, Đại giáo chủ Ali Khamenei chỉ đạo. Bản thân ông Raisi cũng tuyên bố ủng hộ việc Iran trở lại thỏa thuận hạt nhân 2015, để phá bỏ các lệnh trừng phạt, cấm vận của các nước phương Tây. Điều này cũng có lợi cho mục tiêu trọng tâm của ông là vực dậy nền kinh tế Iran.
Việc ông Raisi chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử vừa qua sẽ giúp phe bảo thủ ở Iran nắm quyền kiểm soát toàn bộ chính phủ nước này. Tuy nhiên, điều đáng quan ngại là từ trước đến nay phe cứng rắn luôn phản đối xích lại gần Mỹ và đồng thuận với việc Tehran làm giàu urani để phát triển vũ khí hạt nhân đối phó Mỹ.
Hiện ông Raisi vẫn còn bị Mỹ áp đặt các lệnh trừng phạt kéo dài từ năm 2019 đến nay, vì bị cáo buộc tham gia các vụ hành quyết hàng loạt tù nhân chính trị và đàn áp các cuộc biểu tình công khai.
Về phía mình, sau vụ Mỹ hạ sát chỉ huy Lực lượng tinh nhuệ Quds của Vệ binh cách mạng Iran (IRGC), tướng Qassem Soleimani hồi tháng 1-2020, ông Raisi cho rằng, Mỹ là “biểu hiện rõ ràng của chủ nghĩa khủng bố do nhà nước bảo trợ” và “sự hiện diện của Mỹ trong khu vực không mang lại kết quả gì ngoài sự bất an, gây hỗn loạn và gián đoạn đối với sự ổn định của khu vực”.
Theo đại diện của Nga tham gia quá trình đàm phán, các bên đã ngừng đàm phán mà không đưa ra 1 lịch trình cụ thể cho vòng đàm phán mới. Ông hy vọng các bên có thể quay trở lại đàm phán sau 10 ngày về nước. Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng cho biết sẽ tiếp tục đàm phán để khôi phục thỏa thuận hạt nhân với các bên, đồng thời nhận định các cuộc đàm phán đã thu được những tiến triển có ý nghĩa.
Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại Josep Borrell, xác nhận các bên liên quan đang tới “rất gần” một thỏa thuận, có thể giúp khu vực Trung Đông trở nên an toàn hơn, đồng thời giảm bớt những khó khăn với nền kinh tế Iran do các biện pháp trừng phạt dầu mỏ và tài chính mà Mỹ đã tái áp đặt 3 năm trước.
Còn Cố vấn an ninh Mỹ Jake Sullivan cho biết, các bên vẫn còn khoảng cách về các lệnh trừng phạt và các cam kết hạt nhân mà Iran phải thực hiện. Theo ông này, hiện quyết định cuối cùng đang nằm trong tay Lãnh tụ tối cao Iran, Đại giáo chủ Ali Khamenei.
Giới phân tích cho rằng, Iran và Mỹ có thể trở lại thỏa thuận hạt nhân vào đầu tháng 8-2021, trước khi ông Raisi nhậm chức Tổng thống Iran. Tuy nhiên, việc thực thi thỏa thuận như thế nào sau đó mới là vấn đề đáng bàn. Bởi lẽ, Mỹ và Iran vốn dĩ thù địch lẫn nhau khá lâu và hiện vẫn chưa thực sự tin tưởng nhau. Hơn nữa, thế giới vẫn đang chờ những hành động cụ thể của tân Tổng thống Iran, sau khi nhậm chức. Do vậy, mọi kết quả vẫn còn ở phía trước và các bên liên quan lại phải chờ.
Năm 2015, Iran đã ký thỏa thuận hạt nhân với Nhóm P5+1 (gồm Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Trung Quốc và Đức). Theo thỏa thuận này, Iran hạn chế chương trình hạt nhân để đổi lại việc dỡ bỏ các trừng phạt kinh tế và cấm vận vũ khí. Tuy nhiên, năm 2018, Mỹ đơn phương rút khỏi thỏa thuận làm cho quan hệ giữa 2 bên xấu đi nghiêm trọng bất chấp nỗ lực phục hồi của các quốc gia liên quan. |
HN tổng hợp
相关文章
随便看看