您的当前位置:首页 > Cúp C2 > 【bảng xếp hạng úc】Xuất khẩu về đích trong gian nan 正文

【bảng xếp hạng úc】Xuất khẩu về đích trong gian nan

时间:2025-01-09 11:27:07 来源:网络整理 编辑:Cúp C2

核心提示

Hoạt động XNK hàng hóa tại cảng Cái Mép (Bà Rịa- Vũng Tàu. (Ảnh: ĐĂNG NGUYÊN) Giá giảm…7 mặt hàng X bảng xếp hạng úc

xuat khau ve dich trong gian nan

Hoạt động XNK hàng hóa tại cảng Cái Mép (Bà Rịa- Vũng Tàu. (Ảnh: ĐĂNG NGUYÊN)

Giá giảm…

7 mặt hàng XK có kim ngạch cao nhất:

Điện thoại các loại và linh kiện (ước đạt 31 tỷ USD tăng trên 30%); dệt may (ước đạt 27 tỷ USD,ấtkhẩuvềđíbảng xếp hạng úc tăng 10%); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (15,8 tỷ USD, tăng 38%); giày dép các loại (ước đạt 11,9 tỷ USD, tăng 16,8%); máy móc thiết bị và dụng cụ phụ tùng (gần 8 tỷ USD tăng 11,2%); gỗ và sản phẩm gỗ (7 tỷ USD, tăng trên 9%); thủy sản (ước đạt hơn 7 tỷ USD, giảm 16%).

Trong bức tranh XNK năm 2015, có một số nhóm hàng “mới nổi” là túi xách, ví, vali, ô dù, mũ (ước đạt 2,9 tỷ USD tăng trên 13%); nhóm hàng sắn và các sản phẩm từ sắn (gần 1,3 tỷ USD tăng 20,2% về lượng và 16,2% về trị giá); rau quả (ước đạt 1,7 tỷ USD, tăng 24%).

Dệt may tiếp tục là ngành hàng XK chủ lực của Việt Nam khi đóng góp lớn vào thành tích XK chung của cả nước. Năm 2015, dệt may giữ vững ngôi vị thứ 2, sau mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện, khi đạt kim ngạch khoảng 27 tỷ USD, tăng trên 10% so với năm 2014. Tuy nhiên, nếu so sánh với những năm trước thì tốc độ tăng trưởng của ngành dệt may không thể bằng (thấp hơn 15-16% của năm 2014, thua xa con số 18,9% của năm 2013).

Sự tăng trưởng thấp này có thể nhìn thấy rõ qua góc nhìn của chính những DN trong ngành. Là DN thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam, có thành tích XK không nhỏ nhưng năm 2015 được đánh giá là năm nhiều khó khăn của Công ty CP May Đáp Cầu. Ông Nguyễn Đức Thăng, Trưởng phòng thị trường Công ty CP May Đáp Cầu chia sẻ, đơn hàng trong năm 2015 của Công ty có nhiều là điều thuận lợi nhưng không phải DN “ăn” ngay được. Ngay từ hồi tháng 10, Công ty đã có đủ đơn hàng đến cuối năm, thậm chí đã có đơn hàng gối đầu đến tận tháng 5, tháng 6 năm sau. Vấn đề ở đây là làm hay không bởi lãi thấp, thậm chí không có lãi vì giá XK không tăng. Hơn nữa, trong năm 2015, Trung Quốc đã phá giá đồng nhân dân tệ nên hàng hóa rẻ hơn làm ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam. “Năm ngoái, có đơn hàng cả triệu chiếc quần XK sang Mỹ nhưng năm nay hoàn toàn không có. Điều này chứng tỏ đơn hàng đó đã chuyển vào Trung Quốc”, ông Thăng chia sẻ.

Câu chuyện của ngành thủy sản được ông Trương Đình Hòe, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và XK thủy sản Việt Nam (VASEP) nêu ra cũng là một dẫn chứng cho một năm khó khăn mà cộng đồng DN XK đang nếm trải. Theo đúng tinh thần dự báo từ đầu năm thì XK thủy sản sẽ phải đạt trên 8 tỷ USD, nhưng mục tiêu này đã không đạt được khi kim ngạch XK toàn ngành chỉ đạt gần 7 tỷ USD. Nguyên nhân làm XK thủy sản giảm 1 tỷ USD theo ông Hòe là do XK tôm- sản phẩm chủ lực của ngành thủy sản giảm so với năm ngoái. “Nếu XK tôm năm 2014 đạt hơn 4 tỷ USD thì năm nay con số này chỉ dừng lại ở 3 tỷ USD. Giá XK tôm từ giữa năm 2014 đã giảm 30% và tình trạng này kéo dài sang năm 2015 khiến doanh thu của ngành giảm”, ông Hòe phân trần. Ngoài ra, giá thành tôm Việt Nam đang đánh mất lợi thế cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt sau khi ngành tôm của Indonesia tăng trưởng mạnh với giá thành cạnh tranh. “Vấn đề xuyên suốt vẫn là giá thành, làm sao có giá thành cạnh tranh”, ông Hòe nói.

… thành điệp khúc

Có lẽ câu chuyện không vui này không chỉ “vận vào” 2 ngành hàng nói trên mà còn là câu chuyện xuyên suốt trong năm 2015. Khó khăn này “đeo bám” DN khiến cho nhiều ngành “vỡ mộng”. Nếu để ý đến từng báo cáo hàng tháng của Bộ Công Thương thì có thể thấy câu chuyện giảm giá như một điệp khúc được nhắc lại đều đặn. Ông Trần Tuấn Anh, Thứ trưởng Bộ Công Thương nhìn nhận, trong bối cảnh khó khăn chung của tình hình kinh tế thế giới, giá dầu thế giới giảm sâu đã ảnh hưởng lớn đến kim ngạch XK của Việt Nam. Trên thực tế, dầu thô chỉ chiếm trên 3% tổng kim ngạch XK nhưng với việc giảm trên 45% về lượng và 48,2% về giá đã khiến cho kim ngạch XK của cả nước có phần “điêu đứng”. Đơn cử, trong 8 tháng đầu năm 2015, sản lượng XK dầu thô của Việt Nam tăng, song do đơn giá dầu thô giảm gần 48% so với cùng kỳ nên kim ngạch XK chỉ đạt hơn 2,7 tỷ USD, giảm gần một nửa so với cùng kỳ năm trước.

Cùng chung xu hướng giảm giá, những mặt hàng được cho là lợi thế của Việt Nam như gạo, cà phê… cũng đi qua một năm đầy sóng gió khi giá XK luôn chao đảo. Nếu những năm trước, giá cà phê nhân dao động quanh mức 40-43 triệu đồng/tấn và là mức giá người nông dân có thể “lấy công làm lãi” thì trong năm nay, giá cà phê liên tiếp xuống thấp chỉ còn 34 triệu đồng/tấn khiến người trồng cà phê chao đảo, găm hàng chờ giá như “đánh bạc” với trời. Theo thống kê của Hiệp hội Cà phê- Ca cao Việt Nam, sản lượng cà phê XK của Việt Nam niên vụ 2014-2015 chỉ còn 20 triệu bao, giảm 19,2% so niên vụ trước, trong khi đó giá XK chỉ còn 1.800 USD/tấn, giảm từ 300-400 USD/tấn so với niên vụ trước. Vì vậy, XK cà phê năm 2015 chỉ đạt 1,25 triệu tấn với kim ngạch 2,62 tỷ USD, giảm 21,9% về lượng và 20,1% về kim ngạch so với niên vụ trước.

Với mặt hàng gạo, 10 tháng đầu năm 2015, mặt hàng này liên tiếp gặp khó khăn, có thời điểm còn giảm mạnh. Đơn cử, trong 20 ngày đầu tháng 10, Việt Nam chỉ XK được 130.000 tấn gạo, giảm 77% so với cùng kỳ và 75% so với tháng 9- mức giảm mạnh nhất trong năm 2015. Nguyên nhân của hiện tượng này là do nguồn cung gạo trên thế giới đang dồi dào; trong khi đó, lượng gạo tồn kho của các quốc gia XK gạo như Thái Lan, Ấn Độ, Myanmar tương đối lớn khiến gạo Việt bị cạnh tranh gay gắt. Mặc dù những tháng cuối năm tình hình có “ấm lên” do Việt Nam ký được một số hợp đồng với Philippines nhưng xu hướng khó khăn của các tháng trước không làm XK gạo “ngóc đầu” lên được. XK gạo ước đạt 6,5 với giá trị khoảng 2,8 tỷ USD (tăng 2,7% về lượng và giảm 4,6% về giá trị so với năm 2014).

Về đích

Dù đi qua 1 năm sóng gió với nhiều mặt hàng giảm giá thê thảm nhưng kim ngạch XK của cả nước vẫn cơ bản hoàn thành mục tiêu.

Theo Bộ Công Thương, XK năm 2015 ước đạt 164-164,5 tỷ USD, tăng khoảng 9,5% so với năm 2014. Trong khi đó, kim ngạch NK ước khoảng 168 tỷ USD, tăng 13,5% so với năm 2014. Như vậy, nhập siêu trong năm nay khoảng 4 tỷ USD, tương ứng 2,4% kim ngạch XK và thấp hơn so với chỉ tiêu 5% mà Quốc hội đặt ra. “Điều tôi muốn nói đến là sự tăng trưởng của các nhóm hàng công nghiệp, trong đó có công nghiệp chế biến, chế tạo. Nhóm hàng này hiện đã chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu hàng XK đạt gần 80%. Tốc độ tăng trưởng của nhóm hàng này tích cực khoảng 17% đã ‘gánh’ lại phần thâm hụt của nhóm hàng nông lâm thủy sản, khoáng sản”, ông Tuấn Anh đánh giá.

Theo đó, các nhóm hàng công nghiệp dệt may, da giày, đồ gỗ, điện thoại, máy tính… đều đạt tốc độ tăng trưởng bằng và cao hơn mục tiêu. Ví dụ như mặt hàng điện thoại XK hơn 30 tỷ USD, XK gỗ đạt khoảng 7 tỷ USD tăng trưởng 10% so với cùng kỳ… Một số mặt hàng khác ngoài da giày, túi xách vẫn có tốc độ tăng trưởng cao, đặc biệt như mặt hàng vali, ô dù, túi xách… là những mặt hàng từ chỗ không có tên tuổi nay đã vươn lên đóng góp lớn vào kim ngạch XK của cả nước.

Như vậy, dù năm 2015 còn nhiều khó khăn về thị trường, giá cả, áp lực hội nhập nhưng tăng trưởng XK vẫn đạt kết quả tích cực. Bước sang năm 2016, Bộ Công Thương nhận định, những tháng đầu năm 2016 vẫn còn trong xu hướng suy giảm của thị trường thế giới, đặc biệt là những nhóm hàng dầu thô, than đá (hiện tại dầu thô và than đá đang đóng góp lớn cho kim ngạch XK Việt Nam). Vị Thứ trưởng Bộ Công Thương nhận định, phần lớn các Hiệp định thương mại tự do (FTA) vừa được ký kết trước mắt chưa đem lại hiệu quả lớn cho XNK của Việt Nam, tuy nhiên việc khai thác cơ hội từ những thị trường này là điều các DN Việt Nam cần nghiêm túc xem xét để tận dụng.