游客发表
发帖时间:2025-01-10 19:00:16
Hiện nay có 1.283 tổ chức tham gia BHTG,ảohiểmtiềngửiđồnghànhcùngsựpháttriểnbềnvữngcủaquỹtíndụngnhândâcá cược ma cao trong đó 97 ngân hàng thương mại và chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 1.181 QTDND, 01 ngân hàng hợp tác xã và 04 tổ chức tài chính vi mô.
Các tổ chức này đều được BHTGVN cấp Chứng nhận tham gia BHTG và Bản sao Chứng nhận theo quy định của pháp luật. Đồng thời, các tổ chức tham gia BHTG định kỳ nộp phí cho BHTGVN theo số dư tiền gửi được bảo hiểm.
Toàn bộ phí BHTG do tổ chức tham gia BHTG nộp cho BHTGVN được bổ sung vào Quỹ dự phòng nghiệp vụ dùng để chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền khi phát sinh nghĩa vụ chi trả theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, Quỹ dự phòng nghiệp vụ còn được sử dụng để cho vay đặc biệt khi tham gia kiểm soát đặc biệt các TCTD theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các TCTD năm 2017. Khi chưa phát sinh nghĩa vụ chi trả, BHTGVN thực hiện đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi nhằm gia tăng năng lực tài chính, đồng thời đảm bảo thanh khoản và bảo toàn vốn.
Theo chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN), bên cạnh công tác kiểm tra định kỳ các tổ chức tham gia BHTG, BHTGVN còn thực hiện kiểm tra chuyên sâu đối với một số QTDND để theo dõi diễn biến, nắm vững thực trạng và biến động của các loại tiền gửi, nhất là tiền gửi thuộc đối tượng bảo hiểm, chủ động có giải pháp hoặc báo cáo, kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền.
Đến hết tháng 9/2022, BHTGVN đã thực hiện kiểm tra định kỳ đối với 228/280 tổ chức tham gia BHTG, đạt 81,43% so với Kế hoạch; kiểm tra đối với 48/53 QTDND theo chỉ đạo của Thống đốc NHNN năm 2022, đạt 90,5% so với kế hoạch; đồng thời, triển khai xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2023, trình HĐQT phê duyệt.
Bên cạnh đó, 100% các tổ chức tham gia BHTG được giám sát từ xa thông qua thông tin báo cáo từ các tổ chức nói trên và từ dữ liệu chia sẻ của NHNN.
Cùng với đó, công tác thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG cũng luôn được BHTGVN chú trọng. Các hình thức tuyên truyền ngày cang đa dạng, phong phú phù hợp với từng đối tượng công chúng mục tiêu.
Bảo hiểm tiền gửi luôn đồng hành cùng hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân. |
Có thể thấy, nỗ lực trong công tác phổ biến chính sách của BHTGVN đang ngày một củng cố lòng tin của người gửi tiền. Người dân đã có kiến thức nhất định để hiểu và bài trừ tín dụng đen; thay vào đó hướng đến sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính từ các TCTD uy tín, có bảo đảm của Nhà nước.
Theo Luật Các TCTD năm 2017, BHTGVN có nhiệm vụ tham gia vào quá trình cơ cấu lại các TCTD yếu kém (trước mắt tập trung đối với QTDND và tổ chức tài chính vi mô) với các nhiệm vụ cụ thể: Tham gia quá trình kiểm soát đặc biệt (KSĐB); tham gia đánh giá, thực hiện các phương án phục hồi TCTD yếu kém; thực hiện cho vay đặc biệt đối với TCTD được KSĐB; mua trái phiếu dài hạn của TCTD hỗ trợ TCTD được KSĐB; tham gia quản lý, thanh lý tài sản tại TCTD theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, tại Quyết định 1173/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN về việc ban hành Chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị 06/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ nhằm tăng cường giải pháp đảm bảo an toàn hoạt động, củng cố vững chắc hệ thống QTDND và Đề án củng cố, phát triển hệ thống QTDND đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Thống đốc NHNN cũng yêu cầu tăng cường vai trò và sự phối hợp của BHTGVN trong xử lý, tham gia hỗ trợ các QTDND yếu kém được đặt vào kiểm soát đặc biệt theo quy định của Luật các TCTD được sửa đổi, bổ sung.
Với phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao, BHTGVN đã tích cực phối hợp với các đơn vị có liên quan của NHNN trong việc theo dõi, kiểm tra, xử lý đối với các QTDND. BHTGVN đã cử cán bộ tham gia các ban KSĐB với mục tiêu bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, đối chiếu, xác minh số liệu về tiền gửi và người gửi tiền để lên được danh sách dự kiến chi trả trong trường hợp xảy ra đổ vỡ.
Bên cạnh đó, hàng năm, BHTGVN xây dựng mức vốn dự phòng cho vay đặc biệt đối với QTDND được kiểm soát đặc biệt (KSĐB) để chủ động nguồn lực tài chính, sẵn sàng cho vay đặc biệt đối với QTDND được KSĐB đủ điều kiện vay vốn.
Đặc biệt, BHTGVN ưu tiên tập trung phát triển nguồn nhân lực, thường xuyên tổ chức tập huấn nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ, đẩy mạnh công tác đào tạo trưởng đoàn kiểm tra để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, có đủ năng lực đánh giá tính khả thi của phương án phục hồi, nắm chắc quy trình nghiệp vụ cho vay đặc biệt, tham gia xây dựng phương án phá sản...
Có thể nói, với những nỗ lực tích cực trong triển khai các hoạt động nghiệp vụ BHTG, luôn đồng hành, sát cánh với hệ thống QTDND thời gian qua, BHTGVN đã minh chứng vai trò là công cụ đắc lực của Chính phủ, NHNN trong sứ mệnh bảo vệ người gửi tiền, nâng cao niềm tin công chúng và đóng góp có hiệu quả vào quá trình tái cơ cấu các TCTD, đặc biệt là các QTDND.相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接