【kèo trận liverpool】Việt Nam sau 25 năm gia nhập ASEAN: Chìa khóa tạo động lực tăng trưởng mới
Thoát khỏi nghèo đói và nhóm cuối hạng Đông Nam Á sau 25 năm gia nhập Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và hội nhập quốc tế,ệtNamsaunămgianhậpASEANChìakhóatạođộnglựctăngtrưởngmớkèo trận liverpool nhưng dấu hỏi lớn đang đặt ra cho Việt Nam là động lực tăng trưởng nào để vươn lên thành con hổ kinh tếmới ở châu Á.
Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP) là dự ánnổi bật trong quan hệ Việt Nam - Singapore nói riêng và Việt Nam - ASEAN nói chung. Trong ảnh: VSIP Quảng Ngãi. Ảnh: Đức Thanh |
Hợp tác đầu tưđôi bên cùng có lợi
Lục lại ký ức quan sát hành trình Việt Nam gia nhập và gắn bó ASEAN trong 25 năm qua, ông Yasuhiro Yamada, giáo sư kinh tế người Nhật, trợ lý đặc biệt của Chủ tịch Viện Nghiên cứu kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA) về vấn đề Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam, đã dành lời đầu tiên để “chúc mừng thành công to lớn của Việt Nam” - nơi ông đặt chân đến lần đầu vào năm 1978.
Trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, điều GS. Yamada hết sức lưu ý, trong thành tựu đáng kể mà Việt Nam đạt được từ việc gia nhập ASEAN là thu hẹp khoảng cách phát triển với các quốc gia thành viên ASEAN ban đầu và 4 quốc gia gia nhập ASEAN sau này - một vấn đề tồn đọng khá lâu trong ASEAN.
GS. Yasuhiro Yamada, trợ lý đặc biệt của Chủ tịch Viện Nghiên cứu kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA) về vấn đề Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam |
Theo GS. Yamada, GDP của ASEAN giai đoạn 2010 - 2018 đạt mức tăng bình quân 5,4%/năm, trong khi Việt Nam đạt mức tăng trưởng 6,2%/năm, nên với đà tăng như vậy, Việt Nam có thể sớm bắt kịp các quốc gia ASEAN ở tốp trên.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Việt Nam trong những thập niên qua có đóng góp quan trọng từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
Cùng với dòng vốn toàn cầu, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ các nước ASEAN chảy vào Việt Nam trong 25 năm qua đã khẳng định, Việt Nam là điểm đến đầu tư hấp dẫn của khu vực, với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và thu nhập bình quân đầu người được cải thiện đáng kể.
Tính đến cuối tháng 5/2020, vốn FDI đăng ký của các nhà đầu tư từ ASEAN đạt gần 81,9 tỷ USD, chiếm 21,7% tổng vốn FDI đăng ký đầu tư vào Việt Nam. Trong đó, Singapore là quốc gia thành viên ASEAN dẫn đầu về dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam, với 54,8 tỷ USD vốn đăng ký; theo sau là Malaysia và Thái Lan với các con số tương ứng là 12,7 tỷ USD và 12,3 tỷ USD.
Nổi bật trong hợp tác đầu tư Việt Nam - Singapore là Dự án Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP) tại tỉnh Bình Dương được triển khai từ năm 1996 bởi liên doanh giữa Tổng công ty Becamex IDC (Việt Nam) và các công ty do Tập đoàn Sembcorp Development (Singapore) thành lập. Từ thành công của dự án này, các dự án VSIP II, III, IV… liên tiếp được triển khai tại nhiều tỉnh, thành phố khác, thu hút 840 nhà đầu tư từ 30 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng vốn đầu tư 14 tỷ USD.
Còn với dòng vốn đầu tư từ Thái Lan, mô hình khu công nghiệp AMATA do người Thái đầu tư tại tỉnh Đồng Nai từ những năm 90 của thế kỷ trước lại là điển hình. Tại đây tiếp nhận dòng vốn FDI lớn từ Nhật Bản, Hàn Quốc và nhiều quốc gia khác. Theo GS. Yamada, đầu tư từ Thái Lan vào Việt Nam càng khởi sắc từ năm 2013, khi nhiều nhà đầu tư “ngoại” áp dụng chiến lược “Thái Lan + 1” do thiếu hụt lao động tại Thái Lan.
标签:
责任编辑:Cúp C1