当前位置:首页 > Cúp C2

【ty sô ma cao】Doanh nghiệp Nhật “than” lương tối thiểu tăng cao

doanh nghiep nhat than luong toi thieu tang cao

Buổi tọa đàm có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp Nhật Bản cũng như nhiều cơ quan đại diện các bộ,thanty sô ma cao ngành của Việt Nam. Ảnh: Lương Bằng

Tại buổi tọa đàm, ông Shimon Tokuyama, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam cho rằng, tỷ lệ tăng lương tối thiểu (mỗi năm 15-17%) cách xa so với tỷ lệ tăng trưởng kinh tế.

“Đề nghị tỷ lệ tăng lương tối thiểu nên dựa trên tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của năm đó. Tỷ lệ tăng lương cao sẽ vượt quá khả năng cải thiện của doanh nghiệp, kìm hãm việc tuyển dụng thêm lao động, tăng chi phí đóng bảo hiểm xã hội và phí công đoàn của doanh nghiệp” – đại diện cho các doanh nghiệp Nhật Bản chia sẻ.

Đáp lại, đại diện Vụ Lao động, tiền lương và tiền công (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) cho rằng, theo quy định của Bộ luật Lao động, mức lương tối thiểu phải bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ. Hiện nay, mức lương tối thiểu của Việt Nam mới chỉ đạt được 80% về mức sống tối thiểu của người lao động. Theo lộ trình, đến năm 2018 mức lương tối thiểu sẽ đáp ứng bằng 100% mức sống tối thiểu. Hàng năm Chính phủ sẽ công bố việc điều chỉnh mức lương tối thiểu.

Đại diện Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cũng cho biết thêm, phương án điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng năm 2016 là 12,4% nhằm bảo đảm tiền lương thực tế cho người lao động, tính đến trượt giá, cải thiện năng suất lao động, đồng thời có điều chỉnh tăng thêm ở mức vừa phải để thực hiện lộ trình điều chỉnh tăng dần hướng tới mục tiêu đảm bảo nhu cầu tối thiểu của người lao động và gia đình họ.

“Phương án này cũng đã tính đến điều kiện việc làm, thất nghiệp, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp còn khó khăn, đặc biệt là trong bối cảnh năm 2016 thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội đóng bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp cho người lao động trên cả mức lương và phụ cấp lương (thay vì chỉ đóng trên mức lương như hiện nay)” – Đại diện Bộ Lao động Thương binh và Xã hội lưu ý.

Tại tọa đàm, đại diện doanh nghiệp Nhật Bản cũng đề nghị nới lỏng quy định về giới hạn làm thêm giờ. Trong đó, quy định thời gian làm thêm giờ theo từng ngành, nghề, hoặc dựa trên thỏa thuận lao động (giữa công ty và công đoàn).

Đại diện Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã ghi nhận ý kiến này và nghiên cứu trong quá trình sửa đổi Bộ Luật lao động.

分享到: