您现在的位置是:Cúp C2 >>正文

【ket qua ti so】Thúc đẩy hơn nữa quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam

Cúp C258人已围观

简介Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao và cảm ơn sự hỗ trợ của Chính phủ Hà Lan và cộng đồ ...

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao và cảm ơn sự hỗ trợ của Chính phủ Hà Lan và cộng đồng doanh nghiệp Hà Lan đã hỗ trợ thiết bị vật tư y tế trị giá 40 tỷ đồng,úcđẩyhơnnữaquanhệĐốitáctoàndiệnViệket qua ti so giúp Việt Nam vượt qua giai đoạn khó khăn do làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4 gây ra.

Thúc đẩy hơn nữa quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Hà Lan
Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn Hà Lan hỗ trợ Việt Nam kết nối các cảng và khu công nghiệp với châu Âu. Ảnh: BNG

Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện với Hà Lan về chính trị - ngoại giao, thương mại - đầu tư, an ninh - quốc phòng, văn hóa, giáo dục nông nghiệp và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Thủ tướng đánh giá cao việc Hà Lan là một trong những nước có hệ thống logistic phát triển hàng đầu thế giới; đóng vai trò vừa là thị trường lớn nhất cho hàng xuất khẩu của Việt Nam trong khối EU, vừa là cửa ngõ quan trọng trung chuyển hàng hóa của Việt Nam vào thị trường châu Âu.

Thủ tướng mong muốn Hà Lan hỗ trợ Việt Nam kết nối các cảng và khu công nghiệp với châu Âu, giúp tăng sản lượng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào các thị trường này. Đồng thời, thúc đẩy Nghị viện Hà Lan sớm phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA) nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại và đầu tư hai nước tăng trưởng nhanh, mạnh mẽ và bền vững hơn nữa.

Thủ tướng Mark Rutte đánh giá cao những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong thời gian vừa qua, nhất là kết quả phòng chống dịch Covid-19, cho rằng hai nước cần phối hợp chặt chẽ, thúc đẩy các hoạt động đầu tư và thương mại để sớm hồi phục và tăng trưởng trở lại nhanh và mạnh mẽ.

Thủ tướng Hà Lan đánh giá, Việt Nam và Hà Lan đều là các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu, đòi hỏi nỗ lực rất lớn để thúc đẩy các biện pháp và kế hoạch đề ra. Theo đó, hai nhà lãnh đạo nhất trí về các chương trình hợp tác trong thời gian tới sẽ bao gồm: quy hoạch tổng thể đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo hướng phát triển bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu; chương trình chuyển đổi nông nghiệp bền vững vùng ĐBSCL; khắc phục các vấn đề sụt lún, sạt lở bờ sông, xâm thực bờ biển; biến đối khí hậu và phòng chống thiên tai liên quan đến tài nguyên nước; thúc đẩy phát triển nền kinh tế tuần hoàn, năng lượng tái tạo phục vụ mục tiêu phát triển bền vững tại mỗi nước.

Hai Thủ tướng đã nhất trí duy trì cơ chế trao đổi thường xuyên cũng như các phương hướng hợp tác trong lĩnh vực cảng biển, giáo dục, du lịch... Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị phía Hà Lan tăng học bổng cho sinh viên Việt Nam và tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống, học tập, làm việc tại Hà Lan.

Hai Thủ tướng cùng thảo luận về biện pháp tăng cường hợp tác giữa hai nước trong khuôn khổ đối tác chiến lược trong lĩnh vực thích ứng với biến đổi khí hậu và quản lý nước; lĩnh vực nông nghiệp bền vững và an ninh lương thực. Hai bên thống nhất cần tiếp tục tăng cường hợp tác công - tư giữa hai nước, phát huy các chương trình, dự án của các lĩnh vực hợp tác mà hai bên đã đạt được những kết quả khả quan trong thời gian vừa qua, tập trung vào các lĩnh vực có thể tận dụng kinh nghiệm và thế mạnh của Hà Lan, trong khi Việt Nam có nhu cầu.

Kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước tăng đều theo hàng năm mặc dù chịu tác động của Covid-19. Trong đó, kim ngạch thương mại 2 chiều 10 tháng năm 2021 đạt 6,79 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2020. Việc triển khai Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu - Việt Nam (EVFTA) từ tháng 8/2020 đã đem đến nhiều cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam và Hà Lan mở rộng quan hệ hợp tác, với kết quả là nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam đã thành công tiếp cận thị trường EU với mức thuế suất ưu đãi.

Tags:

相关文章