Tetsuo Arafune (hay còn được gọi với tên thân mật là chú Nam,áchNhậtthửmónphởgọimộtđượchaiởGiaLaiănhếtsạchvìlịch thi đấu nhật bản SN 1985, đến từ tỉnh Saitama, Nhật Bản) hiện sinh sống tại TPHCM được vài năm. Để tìm hiểu về văn hóa Việt cũng như trau dồi ngôn ngữ thứ hai, anh dành thời gian đi du lịch nhiều nơi và trải nghiệm các món ăn, đặc sản bản địa. Trong số những món ăn Việt Nam từng thưởng thức, Tetsuo tiết lộ rất thích phở và thấy bất ngờ vì đặc sản “quốc dân” này có nhiều phiên bản với đủ hương vị, nguyên liệu và cách chế biến khác nhau. Đặc biệt, anh ấn tượng với món phở khô “gọi một được hai” ở Gia Lai nên tranh thủ thưởng thức ngay khi có dịp tới phố núi. Tại đây, Tetsuo ghé một quán ăn địa phương khá có tiếng nằm trên đường Nguyễn Văn Trỗi (TP Pleiku). Quán chuyên phục vụ món phở khô và là địa chỉ ăn uống quen thuộc của đông đảo người dân bản địa lẫn du khách thập phương. Vị khách Nhật Bản gọi một tô phở khô thông thường giá 50.000 đồng. Món ăn được phục vụ với hai tô riêng biệt, gồm một tô đựng phở và một tô đựng nước lèo (nước dùng), kèm theo các gia vị như chanh, ớt, rau thơm. Chính vì cách phục vụ đặc biệt này nên thực khách gọi vui đây là “phở hai tô”, phở “gọi một được hai”. Theo cảm nhận của Tetsuo, món phở khô sử dụng sợi phở tròn, mảnh và dai chứ không mềm, dẹt như phở thông thường. Còn nước lèo thịt bò thì đậm đà, có vị ngọt thanh tự nhiên và dậy mùi thơm. Ngoài ra, món ăn còn được phục vụ kèm tương đen. Đây là loại tương đặc trưng của người Gia Lai được lên men từ đậu nành, có vị mặn xen lẫn chút béo ngậy, hơi ngọt, chấm cùng thịt bò ăn khá ngon. Anh thừa nhận món phở khô có hương vị lạ miệng, hấp dẫn, khác biệt hoàn toàn so với hủ tiếu hay các món phở nước quen thuộc mà bản thân từng ăn. “Phở khô là món ăn đặc trưng mà không du khách nào đặt chân tới Gia Lai có thể bỏ qua”, vị khách 39 tuổi chia sẻ. Chị Nguyễn Thị Bích Hồng – chủ quán phở khô cùng tên mà Tetsuo ghé thăm cho biết, dù được gọi là phở nhưng món ăn này không giống các tô phở thông thường từ nguyên liệu đến hình thức phục vụ. Trong đó, sợi phở được làm từ bột gạo xay, có độ tròn mảnh và khi trụng nước sôi sẽ dai, thơm chứ không mềm, nhũn. Nhờ đó, sợi phở khi trộn lên cũng dễ thấm đều gia vị. Khi thưởng thức, thực khách cho thêm rau thơm, giá đỗ và rưới chút tương đen rồi trộn đều các nguyên liệu trong tô phở khô. Tương đen ở Gia Lai là loại tương hột giã nhuyễn, có độ đặc, bùi và thơm, phù hợp để dùng cho các món trộn. Quán phục vụ hai loại nước lèo từ thịt gà và thịt bò, khách lựa chọn tùy theo khẩu vị và sở thích. Chị Hồng cho hay, quán mở cửa hoạt động đến nay được hơn 70 năm, có khoảng 20 nhân viên phục vụ, tham gia vào các công đoạn. Mỗi ngày, mọi người đều phải dậy chuẩn bị từ 3h sáng. Vì lượng khách đông nên ai nấy đều phải làm việc luôn chân luôn tay để đảm bảo phục vụ nhanh chóng và chu đáo. Lượng khách đông nhất thường vào buổi sáng và trưa. Ảnh: Tetsuo Arafune Lâu ngày ăn lại món Việt, khách Hàn ‘không thể buông đũa’ vì quá ngonTrở lại Việt Nam sau thời gian dài, vị khách Hàn lập tức đi ăn các món mà bản thân rất nhớ khi về nước, trong đó có bún thịt nướng. Đây là món Việt không có hoặc khá hiếm tại xứ kim chi. |