【al khaleej – al taee】Trăn trở đầu ra nông sản an toàn

时间:2025-01-12 10:53:08 来源:88Point

Sau khoảng 4 tháng triển khai chuỗi liên kết sản xuất,ăntrởđầuranngsảal khaleej – al taee cung ứng thực phẩm đảm bảo an toàn với 12 hộ dân tham gia, nhưng hiện nông dân vẫn còn trăn trở ở khâu đầu ra sản phẩm.

Nhiều hộ dân cho rằng đầu ra sản phẩm an toàn còn gặp khó.

Cuối tuần qua, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh đã tổ chức đoàn đến khảo sát lại tình hình sản xuất của 12 hộ dân trong chuỗi thí điểm liên kết sản xuất, cung ứng thực phẩm đảm bảo an toàn. Theo đánh giá của đơn vị chuyên môn, các hộ dân đang tổ chức sản xuất, sử dụng có hiệu quả những vật phẩm được hỗ trợ vào canh tác rau màu. Do triều cường dâng kèm theo mưa bão trong 2 tháng nay nên lúc này vài hộ tạm ngưng xuống giống mà tranh thủ cải tạo nền đất để vụ màu sau đạt năng suất cao.

Ông Dương Văn Mách, ở phường III, thành phố Vị Thanh, đang cải tạo đất để trồng cải trời và xà lách. Nông dân này đã từ bỏ lối canh tác truyền thống, bước vào quy trình canh tác cải tiến theo hướng sản xuất an toàn, chất lượng. Sau khi nhận được vật phẩm hỗ trợ từ ngành chức năng, ông Mách đã chăm sóc vườn rau của mình bằng những loại phân, thuốc có nguồn gốc sinh học, tuân thủ nguyên tắc cách ly an toàn. Quy trình sản xuất được ghi chép bài bản từ thời điểm xuống giống đến thu hoạch. Dù khâu sản xuất đã được nhiều khởi sắc, nhưng nông dân này vẫn còn băn khoăn bởi lượng tiêu thụ sản phẩm chưa tương xứng.

Ông Mách cho biết: “Tôi cung ứng cho cửa hàng chuỗi nhưng số lượng họ lấy không nhiều. Nguồn tiêu thụ hiện nay chủ yếu là ở các chợ trên địa bàn thành phố Vị Thanh. Rõ ràng, để làm ra một sản phẩm được kiểm soát theo chuỗi tốn rất nhiều công sức, nhưng thông thường người mua rau, quả lại chọn theo vẻ bề ngoài trước, tiếp đến là giá cả phải rẻ, hợp túi tiền…”.

Những trăn trở của ông Mách rõ ràng có lý bởi xuất phát từ thực tế sản xuất. Hiện nay, một bộ phận người tiêu dùng vẫn còn cân, đo, đong đếm chi ly về giá cả các mặt hàng hơn là chú trọng tiêu chí chất lượng sản phẩm. Khi hoạt động sản xuất trong chuỗi thí điểm đã đi vào nề nếp thì đòi hỏi đầu ra phải tương xứng hơn. Dù thời gian qua, cửa hàng chuỗi thực phẩm Phúc Lộc rất nỗ lực tìm đầu ra, nhưng lượng tiêu thụ vẫn chưa thật sự nhiều. Trung bình một tuần, đơn vị này tiêu thụ khoảng 30kg rau và 300-400kg củ, quả các loại. Để có nguồn tiêu thụ rộng hơn, thậm chí cung ứng được cho các bếp ăn tập thể quy mô vừa rất cần sự vào cuộc quyết liệt hơn từ ngành chuyên môn trong khâu liên kết

Nông dân Quách Văn Hậu, ở phường IV, thành phố Vị Thanh, chia sẻ: “Bình thường một bó rau 200gram, tôi bán giá 2.000 đồng. Lượng tiêu thụ nhiều nên ngoài sự hỗ trợ, tôi phải đặt thêm dây gút, tem nên chiếm thêm khoảng 10% chi phí nữa. Dù vậy tôi vẫn cố gắng duy trì và mong muốn từng bước người tiêu dùng sẽ tin tưởng, chọn lựa rau an toàn. Theo tôi, cơ quan quản lý nhà nước nên tổ chức được khâu tiêu thụ hàng hóa cho nông dân, cái đó là khâu then chốt nhất. Cửa hàng chuỗi họ cũng cố gắng tiêu thụ nhưng lượng quá ít nên chủ yếu nông dân “tự bơi” là chính”.

Ông Ngô Minh Long, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, nhận định: Hiện trong giai đoạn sản xuất thử nghiệm nên đối với chuỗi rau, khi phân tích mẫu đạt yêu cầu rồi thì giao cho cửa hàng bán, giới thiệu rau có nguồn gốc rõ ràng, có địa chỉ, chứng minh nguồn gốc, xuất xứ. Còn lại, các bếp ăn tập thể trên địa bàn cũng có nhu cầu khá cao nhưng đòi hỏi nhiều chủng loại, đa dạng sản phẩm. Sở đã trao đổi với đại diện cửa hàng chuỗi có thể tính toán, mở rộng liên kết với những đơn vị sản xuất đạt chuẩn an toàn, thậm chí là Trường Đại học Cần Thơ để họ cung cấp những sản phẩm an toàn cho mình.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, để thực hiện bước tiếp theo trong khâu tổ chức sản xuất trong chuỗi thí điểm liên kết sản xuất, cung ứng thực phẩm đảm bảo an toàn, ngành nông nghiệp sẽ tiếp tục xây dựng, hỗ trợ mô hình nuôi cá dưới mương, ao. Mục tiêu là cải thiện thu nhập gia đình và tận dụng sản phẩm phụ, loại thải những lá cải, rau bị hư đưa xuống cho cá ăn. Dự kiến chọn 3 hộ để thí điểm nuôi cá, đồng thời nắm bắt nhu cầu kịp thời hỗ trợ lưới để che chắn côn trùng cho nông dân trồng rau. Tiếp đến là tổ chức sản xuất chế phẩm sinh học tại chỗ, hướng dẫn người dân ủ phân hữu cơ để lấy nguồn phục vụ sản xuất…

Tháng 6-2017, UBND tỉnh Hậu Giang phát động xây dựng thí điểm mô hình chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng thực phẩm đảm bảo an toàn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang năm 2017. Trong đó, UBND tỉnh giao trách nhiệm cụ thể cho ngành nông nghiệp tổ chức triển khai xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm tại thành phố Vị Thanh; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) trong sản xuất thực phẩm an toàn; thực hiện lấy mẫu giám sát, đánh giá các nguy cơ kịp thời phát hiện và ngăn chặn sự cố ATTP… Ngành công thương, phối hợp với một số đơn vị liên quan hỗ trợ các hộ kinh doanh thực phẩm theo chuỗi, đưa sản phẩm nông sản ra thị trường. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc đảm bảo ATTP thuộc trách nhiệm quản lý ngành tại các cửa hàng kinh doanh thực phẩm theo chuỗi. Ngành y tế, phối hợp tuyên truyền, vận động các bếp ăn tập thể, nhà hàng, khách sạn, dịch vụ ăn uống sử dụng các sản phẩm của chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn; sử dụng sản phẩm đã được xác nhận sản phẩm an toàn của cơ quan chức năng có thẩm quyền.

 

Bài, ảnh: KỲ ANH

推荐内容