您现在的位置是:Ngoại Hạng Anh >>正文

【nhận định psv eindhoven】Hướng dẫn chính sách tài chính đặc thù đối với công ty nông, lâm nghiệp sau đổi mới

Ngoại Hạng Anh99人已围观

简介Thông tư 52 hướng dẫn một số chính sách đặc thù đối với công ty nông, lâm nghiệp sau khi hoàn thành ...

Thông tư 52 hướng dẫn một số chính sách đặc thù đối với công ty nông,ướngdẫnchínhsáchtàichínhđặcthùđốivớicôngtynônglâmnghiệpsauđổimớnhận định psv eindhoven lâm nghiệp sau khi hoàn thành việc sắp xếp, đổi mới theo Nghị định 118/2014/NĐ-CP, cụ thể: Vốn điều lệ đối với công ty nông, lâm nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro đối với rừng sản xuất là rừng trồng; quản lý thu, chi của nhà trẻ, mẫu giáo, trung tâm y tế cần thiết giữ lại để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Theo đó, công ty nông, lâm nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thực hiện xác định vốn điều lệ điều chỉnh theo quy định tại Khoản 1 Điều 19 Nghị định 118/2014/NĐ-CP của Chính phủ.

Nguyên tắc điều chỉnh tăng, hồ sơ và trình tự phê duyệt vốn điều lệ thực hiện theo quy định tại Thông tư 220/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Thông tư quy định, công ty nông, lâm nghiệp thực hiện trích lập dự phòng rủi ro đối với sản xuất là rừng trồng theo quy định sau: Mức trích lập dự phòng tối đa bằng 5% tổng chi phí do công ty lâm nghiệp đã đầu tư để trồng, chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng sản xuất là rừng trồng. Mức trích cụ thể và thời gian trích do công ty tự quyết định tùy thuộc vào khả năng tài chính của doanh nghiệp hàng năm, đảm bảo doanh nghiệp không phát sinh lỗ.

Cùng với đó, doanh nghiệp chỉ được sử dụng khoản dự phòng đã trích lập để bù đắp tổn thất xảy ra do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh cho phần diện tích rừng trồng đã trích lập; giá trị tổn thất còn thiếu sau khi bù đắp bằng nguồn dự phòng được hạch toán là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ.

Ngoài ra, trong trường hợp doanh nghiệp đã mua bảo hiểm cho diện tích rừng trồng thì không được trích lập dự phòng. Trường hợp doanh nghiệp đã thực hiện trích lập dự phòng trước khi mua bảo hiểm thì không được trích lập tiếp. Khi có tổn thất xảy ra, giá trị tổn thất sau khi đã bù đắp bằng tiền bồi thường của tổ chức bảo hiểm, dự phòng, phần còn thiếu được hạch toán là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ.

Thông tư 52 sẽ có hiệu lực chính thức từ ngày 2/6/2015./.

Đàm Tuấn

Tags:

相关文章