【vdqg】AITIG: Thúc đẩy hợp tác kinh tế Việt Nam

AITIG: Thúc đẩy hợp tác kinh tế Việt Nam - Ấn Độ
Ảnh minh họa

Phát biểu tại Hội thảo “Hợp tác phát triển Việt Nam,úcđẩyhợptáckinhtếViệvdqg ASEAN - Ấn Độ: Thực trạng và cân bằng” vừa diễn ra tại Hà Nội, ông Trần Quang Huy - Vụ trưởng Vụ Châu Phi, Tây Á, Nam Á - cho biết: Với Hiệp định AITIG, Ấn Độ cam kết cắt giảm thuế quan đối với nhiều mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu (XK) như hàng may mặc, giày dép, gỗ và sản phẩm từ gỗ, thủy sản… Ngoài ra, theo yêu cầu của Việt Nam, Ấn Độ nhất trí giảm thuế xuống còn 45% đối với cà phê và chè đen, 50% đối với hạt tiêu vào năm 2018. Đây là các sản phẩm được cho là rất nhạy cảm với Ấn Độ nhưng lại có lợi ích XK đặc biệt với Việt Nam.

Quan hệ trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Ấn Độ trong những năm vừa qua đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ, giúp cân bằng hơn cán cân thương mại vốn nghiêng về phía Ấn Độ trong nhiều năm, đưa Ấn Độ trở thành một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Ấn Độ đã chính thức công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường đầy đủ, góp phần đưa hàng hóa XK của ta tiến sâu hơn vào thị trường này. Theo đó, giá trị XK của Việt Nam sang Ấn Độ tăng đều qua các năm, từ 993 triệu USD năm 2010, đến năm 2014 đã đạt 2,4 tỷ USD và đạt 1,2 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2015.

Về đầu tư, tính đến tháng 8/2015, Ấn Độ có 111 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng số vốn đạt 529,05 triệu USD, đứng thứ 27/105 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.

Ông Huy cũng cho biết: Thời gian tới, khi mức thuế xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Ấn Độ tiếp tục được cắt giảm theo lộ trình, nhiều mặt hàng của Việt Nam được hưởng thuế từ 0-7% tại thị trường Ấn Độ, hàng hóa của Việt Nam sẽ có rất nhiều lợi thế khi XK vào thị trường này. Tuy nhiên, các DN Việt Nam cần lưu ý, Ấn Độ là thị trường có nhiều hàng rào bảo hộ cũng như thường xuyên sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại. Do bảo hộ sản xuất nội địa nên Ấn Độ hiện là một trong những nước tiến hành điều tra chống bán phá giá và áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại nhiều nhất đối với hàng XK có liên quan tới Việt Nam.

Vì vậy, theo ông Trần Quang Huy, Chính phủ hai nước cần đẩy mạnh phát triển những chương trình nghiên cứu và hợp tác cụ thể; tăng cường giao lưu giữa cộng đồng doanh nghiệp cũng như các cơ quan hữu quan để tăng cường hiểu biết lẫn nhau.

Việt Nam và Ấn Độ là hai nền kinh tế có nhiều điểm bổ sung cho nhau. Với dân số trên 1,2 tỷ dân, sức mua lớn, Ấn Độ là thị trường đầy tiềm năng cho hàng hóa XK của Việt Nam.
Thể thao
上一篇:Infographics: Năm 2024, bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 6.391 nghìn tỷ đồng
下一篇:Công ty cổ phần Chương Dương bị xử phạt do công bố thông tin sai lệch