Tại cuộc họp báo thường kỳ quý 2/2016 của Bộ Tư pháp tổ chức chiều ngày 7/7,áthiệnvănbảnbanhànhtráiphápluậketquabongda duc ông Trần Tiến Dũng- Thứ trưởng, Người phát ngôn của Bộ Tư pháp cho biết, trong số 58 văn bản trái pháp luật đã được ban hành, đến nay, Bộ Tư pháp đã xử lý 9 văn bản, 16 văn bản đã có hướng xử lý, 33 văn bản đang xử lý.
Toàn cảnh họp báo. Ảnh: Diệu Thiện |
Thông tin đến các cơ quan báo chí về kết quả công tác tư pháp quý 2/2016, ông Trần Tiến Dũng cho biết, về công tác kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC) đến hết tháng 6, các bộ, ngành đã hoàn thành việc đơn giản hóa thêm 46 TTHC; nâng tổng số TTHC đã hoàn thành thực thi phương án đơn giản hóa lên 4.527/4.723 TTHC đã được Chính phủ phê duyệt tại 25 nghị quyết chuyên đề (đạt tỷ lệ hơn 95%).
Về công tác thi hành án dân sự 8 tháng qua (từ 1/10/2015 đến hết ngày 31/5/2016), các cơ quan thi hành án đã thụ lý hơn 643.000 vụ việc, tăng 4,7% (so với cùng kỳ), với tổng số tiền thụ lý là hơn 127.000 tỷ đồng, tăng 13,4%.
Về công tác bồi thường nhà nước, trong 6 tháng đầu năm 2016, các cơ quan có trách nhiệm bồi thường trên cả nước đã thụ lý 69 vụ việc, đã giải quyết xong 15/69 vụ việc. Số tiền Nhà nước phải bồi thường trong các quyết định giải quyết bồi thường, bản án, quyết định về giải quyết bồi thường đã có hiệu lực pháp luật là hơn 8,7 tỷ đồng.
Cũng liên quan đến việc thực hiện bồi thường nhà nước, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc thực hiện bồi thường số tiền kỷ lục 23 tỷ đồng cho ông Lương Ngọc Phi (Thái Bình) theo bản án đã có hiệu lực, ông Trần Việt Hưng- Phó cục trưởng Cục Bồi thường Nhà nước cho biết, ông được biết Bộ Tài chính đã chính thức cấp 23 tỷ đồng để bồi thường cho ông Lương Ngọc Phi.
Tuy nhiên theo quy định hiện hành, việc tiến hành bồi thường trong trường hợp này thuộc thẩm quyền của ngành tòa án, chính vì thế đến thời điểm này, Cục Bồi thường Nhà nước chưa nhận được văn bản theo đường chính thức. “Đây là một vướng mắc trong khung khổ pháp luật. Chúng tôi đang kiến nghị sửa đổi, bổ sung trong dự thảo Luật Bồi thường Nhà nước tới đây”, ông Hưng cho biết thêm.
Liên quan đến vấn đề “nóng” thời gian gần đây về việc lùi hiệu lực thi hành của Bộ Luật Hình sự, ông Trần Tiến Dũng thừa nhận, Bộ Tư pháp, với tư cách là cơ quan chủ trì soạn thảo, có phần trách nhiệm khi Bộ Luật Hình sự 2015 có nhiều sai sót, dẫn đến việc Quốc hội phải lùi thời hạn thi hành để tiếp tục sửa đổi, bổ sung.
“Tới đây, Bộ Tư pháp sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành sửa đổi Bộ Luật Hình sự. Còn việc xử lý trách nhiệm thế nào, quy trách nhiệm cho ai, trách nhiệm như thế nào thì chúng tôi chờ chỉ đạo của các cơ quan cấp trên”, ông Trần Tiến Dũng nói.../.
Thiện Trần