发布时间:2025-01-10 20:25:51 来源:88Point 作者:Cúp C2
Xâm nhập mặn ở ĐBSCL xuất hiện sớm và ở mức cao,ĐồngBằngSngCửuLongDồnsứcchốnghạnmặlịch dsas bóng hôm nay gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân. Ngành chức năng, các địa phương cùng người dân đang tích cực phòng, chống để hạn chế ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt.
Các địa phương ở Hậu Giang sẽ tiến hành đóng các cống khi có mặn xâm nhập. Ảnh: H.THU
Ngành chức năng thống kê từ giữa tháng 12-2019, độ mặn 4%o theo sông Hàm Luông xâm nhập sâu vào đất liền hơn 57km. Dự báo từ giữa tháng 1-2020 trở đi, xâm nhập mặn sẽ vào sông Vàm Cỏ và diễn biến gay gắt ở tháng 2, tháng 3; trong khi các cửa sông Cửu Long đã bị mặn từ giữa tháng 12-2019 và mức độ cao nhất vào tháng 1, tháng 2 và tháng 3-2020. Vùng Biển Tây, mặn đang tấn công từ tháng 1 và xâm nhập sâu từ tháng 2-2020…
Báo động thiếu nước ngọt
Dù mùa khô ở ĐBSCL bắt đầu chưa lâu, nhưng các địa phương vô cùng lo lắng bởi tình hình hạn, mặn diễn biến phức tạp. Thống kê mới nhất từ các tỉnh cho thấy, hiện toàn vùng ĐBSCL có khoảng 82.000 hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt. Trong đó, Sóc Trăng có khoảng 24.400 hộ, Kiên Giang 20.400 hộ, Bến Tre 12.700 hộ, Cà Mau 4.500 hộ, Tiền Giang 2.200 hộ… Nguyên nhân do nguồn nước có độ mặn vượt ngưỡng cho phép, các hộ dân thiếu dụng cụ trữ nước ngọt để sử dụng.
Dự báo, trong thời gian tiếp theo của mùa khô, ở ĐBSCL có khoảng 158.900 hộ thiếu nước sinh hoạt; trong đó 24.000 hộ (chiếm 16%) ở vùng của công trình cấp nước tập trung; 134.800 hộ (chiếm 84%) ở vùng cấp nước nhỏ lẻ, quy mô hộ gia đình. Số hộ thiếu nước sinh hoạt tại các tỉnh: Trà Vinh 8.600 hộ, Sóc Trăng 24.400 hộ, Cà Mau 13.500 hộ, Long An 40.600 hộ, Kiên Giang 20.400 hộ, Bến Tre 36.800 hộ, Hậu Giang 2.200 hộ, Tiền Giang 12.300 hộ... Có thể nói, phạm vi ảnh hưởng của xâm nhập mặn ở mức tương đương năm 2015-2016, nhưng khả năng mức độ thiếu nước sinh hoạt giảm khoảng 89.200 hộ so với năm 2015-2016. Nguyên nhân, do sau đợt hạn hán năm 2015-2016, Chính phủ đã hỗ trợ ngân sách, các địa phương chủ động kinh phí, cùng với sự hỗ trợ quốc tế, khu vực tư nhân để thực hiện các giải pháp cấp nước sinh hoạt cho các hộ bị ảnh hưởng.
Đối với hạn, mặn 2019-2020 thì những ngày qua các tỉnh ĐBSCL hỗ trợ hơn 20.000 bồn trữ nước cho người dân với các dung tích khác nhau, trong đó ưu tiên hộ gia đình chính sách, hộ nghèo, người có công với cách mạng. Bên cạnh đó, các ngành chức năng ở Sóc Trăng tiến hành kéo dài 719.688m đường tuyến ống cấp nước tập trung, đối với công trình còn dư công suất; tỉnh Trà Vinh đã đắp nhiều đập tạm giữ nước ngọt; Kiên Giang tiến hành thổi rửa hơn 1.200 giếng khoan nhằm tăng khả năng cấp nước; ở Bến Tre trang bị thiết bị lọc nước nhiễm mặn tại các trạm cấp nước...
Ông Nguyễn Văn Vui, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Vị Thủy (Hậu Giang), cho biết: Tình hình mặn năm nay khá gay gắt khi nồng độ mặn đo được những ngày qua ở xã Vĩnh Thuận Tây đã lên đến hơn 2%o. Huyện cũng đã tiến hành đóng một số cống ngăn mặn, đồng thời tổ chức quan trắc hàng ngày và khuyến cáo người dân trữ nước ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Trong mùa khô năm nay tình hình mặn sẽ còn diễn biến phức tạp nên người dân và ngành chức năng địa phương sẽ tích cực và chủ động ứng phó.
Theo Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Hậu Giang, từ ngày 19 đến 22-1 trên sông Hậu mặn giảm nhẹ, sau đó tăng nhanh theo triều và ở mức cao từ ngày 23 đến 26-1. Sau đó tiếp tục tăng 2 ngày tiếp theo, xâm nhập vào tỉnh Hậu Giang qua vàm Cái Côn, kênh Mang Cá, kênh Quản lộ Phụng Hiệp. Trên sông Cái Lớn, ảnh hưởng triều Biển Tây độ mặn ổn định từ ngày 19 đến 23-1 và tăng nhanh từ ngày 24 đến 26-1 đến mức xấp xỉ và cao hơn cùng kỳ năm 2016. Ông Phạm Đức Đoàn, Giám đốc Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Hậu Giang, cho hay: Mực nước trên các kênh nội đồng xuống nhanh tạo điều kiện cho mặn xâm nhập nhanh theo triều cường trong dịp Tết Nguyên đán, nhất là ở huyện Long Mỹ, Vị Thủy, Phụng Hiệp, thị xã Long Mỹ và một số xã ở thành phố Vị Thanh sẽ xảy ra tình trạng thiếu nước ngọt trong sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt.
Mới đây, Bộ NN&PTNT đã yêu cầu các địa phương chủ động xây dựng kế hoạch tổng thể cấp nước sinh hoạt trong suốt mùa khô, với phương châm không để người dân thiếu nước sinh hoạt; chủ động bố trí ngân sách thực hiện các giải pháp cấp bách phòng, chống hạn, mặn và cấp nước sinh hoạt nông thôn. Ngoài ra, kêu gọi các tổ chức quốc tế, tư nhân… hỗ trợ bồn nhựa trữ nước, thiết bị xử lý nước cho người dân bị ảnh hưởng, ưu tiên hộ nghèo, hộ sống phân tán, ven sông, ven biển chưa được tiếp cận nguồn nước sạch. Tính toán đầu tư bồn nhựa loại 10m3, túi nhựa dẻo từ 15-30m3 đặt tại địa điểm tập trung (UBND xã, nhà văn hóa…) để cung cấp nước cho đông đảo người dân.
Nhiều giải pháp ứng phó
Theo nhận định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, hạn hán và xâm nhập mặn ở ĐBSCL gay gắt hơn so với trung bình nhiều năm (TBNN), trong một số thời điểm ranh mặn trên các sông có khả năng xâm nhập tương đương mùa khô năm 2015-2016. Cụ thể, ranh mặn lớn nhất 4%o ở các cửa sông, như: sông Vàm Cỏ Đông, phạm vi xâm nhập mặn tới 94km, sâu hơn trung bình nhiều năm (TBNN) 33km, xấp xỉ năm 2016; sông Vàm Cỏ Tây phạm vi xâm nhập mặn 92km, sâu hơn TBNN 34km, tương đương năm 2016; sông Cửa Tiểu phạm vi xâm nhập mặn 50km, sâu hơn TBNN 20km, cao hơn năm 2016 là 3km; sông Cửa Đại phạm vi xâm nhập mặn 50km, sâu hơn TBNN 18km; sông Hàm Luông phạm vi xâm nhập mặn 57km, sâu hơn TBNN 26km; sông Hậu có phạm vi xâm nhập mặn 58km, sâu hơn TBNN 23km...
Sở NN&PTNT Hậu Giang cho biết đã chỉ đạo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh phối hợp chặt chẽ với Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh theo dõi, dự báo, cảnh báo tình hình thời tiết; tình hình xâm nhập mặn, theo dõi độ mặn tại các cửa sông chính để kiểm soát mặn xâm nhập từ Biển Đông và Biển Tây vào địa bàn Hậu Giang, có kế hoạch dự báo, cảnh báo sớm được khả năng xuất hiện và diễn biến hạn, xâm nhập mặn. Tăng cường công tác quan trắc mặn thường xuyên trước, trong và sau tết kịp thời, chính xác. Tăng cường thực hiện các giải pháp vận hành các trạm bơm điện, nạo vét bùn bồi lắng tại các cửa cống do tỉnh quản lý nhằm đảm bảo ngăn mặn, trữ ngọt phục vụ tốt cho sản xuất và sinh hoạt của người dân. Ngoài ra, còn tuyên truyền đến người dân về tình hình khô hạn, xâm nhập mặn để nâng cao ý thức trong việc sử dụng nước tiết kiệm.Ông Trần Chí Hùng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang, cho biết đã và đang phối hợp với các địa phương trong tỉnh nắm số hộ dân bị thiếu nước ngọt sinh hoạt, nhất là đối với các hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số để kịp thời thực hiện các giải pháp hỗ trợ cho người dân như bồn nhựa chứa nước sinh hoạt, gạo cứu đói... phù hợp với thực tế vùng bị hạn, xâm nhập mặn. Triển khai xây dựng các trạm đo mặn tự động trên địa bàn thành phố Vị Thanh, thị xã Long Mỹ, huyện Long Mỹ và huyện Châu Thành để cung cấp đầy đủ thông tin độ mặn cho người dân biết để ứng phó có hiệu quả, giảm bớt thiệt hại. Tổ chức thực hiện tốt công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi để người dân tranh thủ lấy nước có hiệu quả. Nhất là theo dõi, chăm sóc tốt vụ lúa Đông xuân 2019-2020.
Vùng dự kiến ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn tương tự năm 2015-2016, tác động đến 10/13 tỉnh, với tổng cộng 74/137 đơn vị hành chính cấp huyện ở ĐBSCL bị ảnh hưởng. Bộ NN&PTNT lưu ý, đối với vụ Đông xuân 2019-2020, toàn vùng ĐBSCL xuống giống hơn 1,5 triệu héc-ta. Trong đó, diện tích cần tăng cường mạnh các giải pháp thủy lợi để bảo đảm cung cấp đủ nước tưới trong trường hợp xâm nhập mặn kéo dài là khoảng 332.000ha. Cụ thể, ở các tỉnh Long An (50.000ha), Tiền Giang (39.500ha), Trà Vinh (43.300ha), Sóc Trăng (39.000ha), Bạc Liêu (48.000ha), Cà Mau (36.000ha), Hậu Giang (31.200ha), Kiên Giang (45.000ha)… Riêng 100.000ha thuộc vùng sản xuất lúa Đông xuân hàng năm có nguy cơ cao ảnh hưởng hạn, mặn năm 2019-2020 thì các tỉnh bố trí chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho khoảng 50.000ha và chuyển dịch lùi thời vụ cho 50.000ha còn lại. Cụ thể, ở Long An có 9.200ha (chuyển đổi 2.000ha, lùi thời vụ 7.200ha), Tiền Giang 2.900ha (chuyển đổi), Bến Tre 12.800ha (chuyển đổi), Trà Vinh 23.600ha (chuyển đổi 3.600ha, lùi thời vụ 20.000ha), Kiên Giang 4.000ha (chuyển đổi), Hậu Giang 1.400ha (chuyển đổi), Sóc Trăng 39.500ha (chuyển đổi 18.500ha, lùi thời vụ 21.000ha), Bạc Liêu 5.100ha (chuyển đổi 3.300ha, lùi thời vụ 1.800ha), Cà Mau 1.500ha (chuyển đổi)...
“Chính sự linh hoạt trong bố trí thời vụ và cơ cấu cây trồng nên xâm nhập mặn năm 2019-2020 có thể ở mức tương đương năm 2015-2016, nhưng khả năng gây thiệt hại của xâm nhập mặn đối với sản xuất lúa năm 2019-2020 sẽ giảm thiểu đáng kể. Nguyên nhân, do thông tin xâm nhập mặn được cảnh báo sớm, nhiều diện tích lúa đã được dịch chuyển thời vụ phù hợp. Ngoài ra, các công trình thủy lợi mới được đầu tư đã chủ động kiểm soát xâm nhập mặn với diện tích tăng thêm so với năm 2015-2016 khoảng 50.000ha…”, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết.
Các chuyên gia về bảo vệ thực vật cho rằng, trong tổng diện tích cây ăn trái có khả năng bị ảnh hưởng hạn, mặn khoảng 136.000ha, bằng 39,1% tổng diện tích cây ăn trái toàn vùng ĐBSCL. Để tránh thiệt hại, cần sử dụng tối đa nguồn vật liệu hữu cơ (rơm rạ, cỏ khô, lá khô, lục bình) hoặc màng phủ nông nghiệp để phủ gốc để giữ ẩm cho cây. Cắt tỉa cành, tạo tán gọn, tỉa bớt nụ, hoa, để hạn chế thoát hơi nước, phun thêm phân bón lá và chế phẩm tăng cường khả năng chống chịu mặn và tăng cường bón phân vi lượng chứa canxi, magiê, silic giúp tăng khả năng đề kháng của cây... |
H.TÂN - H.THU
相关文章
随便看看