当前位置:首页 > Thể thao

【tài xỉu 1.5 là gì】Lao động trên 35 tuổi bị sa thải ngày càng phổ biến

lao dong

Ảnh T.L minh họa

Lao động trên 35 tuổi chiếm số ít tại doanh nghiệp

Ông Lê Đình Quảng,độngtrêntuổibịsathảingàycàngphổbiếtài xỉu 1.5 là gì Phó ban Quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (LĐLĐVN) khẳng định, tình trạng sa thải lao động trên 35 tuổi là có thật và bắt đầu diễn ra một vài năm trở lại đây, tuy nhiên trong năm 2017 là phổ biến nhất. Số liệu cụ thể hiện chưa có thống kê đầy đủ, nhưng theo một cuộc khảo sát của Tổng LĐLĐVN tại 64 doanh nghiệp ở các khu công nghiệp trên cả 3 miền thì thấy rằng mức độ và thời gian làm việc của người lao động trung bình chiếm chỉ 6 – 7 năm.

Trong đó, lao động trên 35 – 45 tuổi chiếm số lượng rất ít. Sa thải lao động thường rơi vào nhóm lao động trực tiếp ở các khu vực có điều kiện không đảm bảo hoặc những ngành sử dụng đông lao động. Với những điều kiện như vậy, sau độ tuổi 35 sức khỏe và độ nhanh nhạy của người lao động đều bị suy giảm nên khó ứng dụng được các công nghệ mới vào tăng năng suất lao động.

Lúc này tiền lương, bảo hiểm xã hội (BHXH) cũng như các chi phí khác mà doanh nghiệp (DN) phải trả cho người lao động đều cao hơn, do đó nhiều DN chỉ cần chi cho người lao động một khoản tiền để đẩy họ ra khỏi thị trường.

Theo ông Quảng, tình trạng này đang rất đáng báo động vì ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động cũng như các chính sách an sinh xã hội và giải quyết việc làm bền vững. Những lao động này khi bị đưa ra khỏi DN thì rất khó có cơ hội để tìm được việc làm mới ở khu vực có quan hệ lao động. Do đó, họ thường phải vào làm việc tại khu vực phi chính thức và không tham gia BHXH.

Để giải quyết vấn đề này, ông Quảng cho rằng: “Về mặt pháp luật chắc chắn phải xem xét sửa đổi luật làm sao hướng đến việc làm bền vững. Tuy nhiên, điều này là rất khó vì pháp luật lao động được xây dựng trong bối cảnh kinh tế thị trường có cơ chế linh hoạt nên không thể ép buộc DN được”.

Sẵn sàng tâm lý chuyển và nâng cao tay nghề

Bình luận về vấn đề này, ông Vũ Quang Thọ, Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn nhận định đây chính là sự đổ vỡ từng phần, từng mảng dẫn đến nguy cơ đổ vỡ toàn phần của thị trường lao động. Vấn đề này có thể để lại những hệ lụy không nhỏ, trước mắt có thể vài trăm nghìn người mất việc, nhưng về lâu dài con số này có thể lên đến hàng triệu người. Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay, cơ chế thị trường luôn vận động rất gay gắt, khốc liệt nên DN phải tìm các giải pháp để cạnh tranh là điều tất yếu,

Theo ông Thọ, đây là tính quy luật của quá trình phát triển không đồng bộ. “Chúng ta đã quá chú trọng thu hút đầu tư mà chưa đánh giá hết lao động của mình có phù hợp hoặc tương thích hay không, hoặc có tương thích nhưng 3 – 10 năm sau sẽ ra sao. Trong khi đó người lao động của chúng ta không hề được đào tạo thêm về tay nghề”, ông Thọ nói.

Mặt khác, sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng công nghệ 4.0 dù chưa lấn lướt song sẽ sớm tràn vào Việt Nam. “Lúc này lao động giá rẻ sẽ không còn thích hợp, chúng ta cũng không nên vận động lao động giá rẻ nữa mà cần chấm dứt, nếu tiếp tục chỉ gây thêm gánh nặng cho nền kinh tế và thị trường lao động”, ông Thọ nhận định. Như vậy, trong bối cảnh này người lao động phải tự nâng cao tay nghề, thậm chí là học nghề mới để thích ứng với thị trường lao động thời gian tới, không thể “không hài lòng là đình công” như trước.

Ông Thọ kiến nghị đã đến lúc cần có cơ chế ràng buộc thậm chí đưa vào luật những thay đổi về thu hút đầu tư đối với các DN. Theo đó, DN đầu tư vào Việt Nam phải cam kết về thời hạn kéo dài ít nhất 30 năm để người lao động sống được bằng lương sau khi đã nghỉ việc. Nếu không sẽ đặt áp lực rất lớn lên nền kinh tế, áp lực này lại đè lên thị trường lao động và từ đó nảy sinh các vấn đề xã hội khác. Tuy nhiên, trường hợp người lao động không đáp ứng được yêu cầu của guồng quay công nghiệp thì việc phải ra khỏi bộ máy sản xuất là điều tất yếu.

Vấn đề này, theo Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Nguyễn Trọng Đàm thì thực tế pháp luật lao động chưa có quy định nào cấm DN sa thải lao động, nhưng vấn đề là làm sao hạn chế để những hiện tượng này không trở thành phổ biến.

Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm cho rằng, trước hết người lao động phải nâng cao tay nghề cũng như tăng cường ý thức kỷ luật khi chấp nhận tham gia vào thị trường lao động. Bên cạnh đó, phải sẵn sàng tâm lý nghỉ việc, chuyển việc khi bị sa thải. “Tuy nhiên theo tôi, căn bản nhất vẫn là làm thế nào để người lao động đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp thì mới có thể để tồn tại lâu dài được”./.

Mai Đan

分享到: