【bảng xếp hạng ý 2】Xây dựng xã Bạch Đằng trở thành nơi đáng sống

  发布时间:2025-01-10 16:19:41   作者:玩站小弟   我要评论
Sau 3 năm triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu gắn với thực hiện bảng xếp hạng ý 2。

Sau 3 năm triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu gắn với thực hiện thí điểm xây dựng làng thông minh (giai đoạn 2020-2025) ở xã Bạch Đằng,âydựngxãBạchĐằngtrởthànhnơiđángsốbảng xếp hạng ý 2 TP.Tân Uyên đã mang lại nhiều kết quả tích cực. Nổi bật là thu nhập bình quân đầu người của xã tăng từ 60 triệu đồng lên 88,62 triệu đồng/năm. Xã Bạch Đằng được xây dựng trở thành nơi đáng sống, thân thiện với môi trường, là nơi phát triển nông nghiệp thông minh, du lịch sinh thái; phấn đấu trở thành một biểu tượng xanh của tỉnh.

 Xã Bạch Đằng được đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội kết nối đồng bộ, bảo đảm sự gắn kết giữa xây dựng NTM với phát triển đô thị xanh. Trong ảnh: Một tuyến đường ở xã Bạch Đằng được xây dựng khang trang, sạch đẹp

 Chuyển mình mạnh mẽ

Với vị trí địa lý thuận lợi, đất đai màu mỡ, ít chịu tác động bởi mặt trái của việc phát triển công nghiệp, năm 2020 UBND tỉnh đã chọn xã Bạch Đằng để thí điểm xây dựng làng thông minh trên địa bàn tỉnh. Sau 3 năm triển khai thực hiện, xã Bạch Đằng đã có sự chuyển mình mạnh mẽ, ngày càng hiện đại, văn minh.

Theo đó, xã Bạch Đằng được đầu tư hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội kết nối đồng bộ với các đô thị TP.Tân Uyên, TP.Thủ Dầu Một và TP.Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai), bảo đảm sự gắn kết giữa xây dựng NTM với phát triển đô thị xanh; trong đó ưu tiên ứng dụng công nghệ mới phát triển hệ thống giao thông gắn với cải tạo cảnh quan, môi trường sống. Đến nay, toàn xã có 79 tuyến đường được bê tông nhựa nóng hoặc trải đá, có hệ thống cây xanh; có công trình cầu Bạch Đằng 2 bắc qua sông Đồng Nai.

Bên cạnh đó, xã Bạch Đằng được đầu tư hệ thống đèn Led trên 3 tuyến đường và cầu Bạch Đằng với 266 bóng, lắp đặt camera an ninh ở các nút giao thông quan trọng, lắp đặt wifi miễn phí tại các khu vực công cộng phục vụ người dân. Đến nay, tỷ lệ rác thải trên địa bàn xã được thu gom, xử lý đạt 100%; tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh theo quy chuẩn quốc gia đạt 100%; các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển nông nghiệp, kinh tế tập thể, các dự án nông nghiệp công nghệ cao được triển khai hiệu quả. Đến nay, trên địa bàn xã có 2 hợp tác xã và 2 tổ hợp tác, hoạt động ổn định; sản phẩm bưởi đường lá cam đạt OCOP 3 sao.

Chuyển đổi số, làm chủ công nghệ

Bà Nguyễn Thị Thúy Phượng, Viện Ứng dụng và Khoa học công nghệ Mekong, cho rằng yếu tố cộng đồng đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai xây dựng làng thông minh. Xây dựng làng thông minh hướng đến mục tiêu nông thôn thông minh bằng việc áp dụng công nghệ, các giải pháp kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn. Người nông dân phải được đào tạo thành những nông dân chuyên nghiệp, dám làm giàu cho mình và cho cộng đồng từ sản xuất, kinh doanh nông nghiệp. Bên cạnh đó, xây dựng làng thông minh là phải xây dựng được mạng lưới kết nối với các đơn vị đào tạo lĩnh vực nông nghiệp, thương mại điện tử, du lịch số, công nghiệp thực phẩm… để đưa sinh viên Bình Dương đang học tại các trường về hỗ trợ người dân địa phương và kết nối thực tiễn, giúp thế hệ trẻ yêu hơn nông nghiệp, nông thôn và nông dân, cùng tham gia nghiên cứu và đề xuất các giải pháp đổi mới sáng tạo cùng nông dân...

 Các đại biểu tham quan gian hàng trưng bày sản phẩm nông nghiệp ở xã Bạch Đằng

Xã Bạch Đằng phấn đấu giai đoạn 2025-2030 đạt 100% các chỉ tiêu về chính quyền số, hạ tầng số, dịch vụ nông thôn số; tiếp tục nâng cao kỹ năng số cho cán bộ, người dân. Nhằm hoàn thành mục tiêu đề ra, trong thời gian tới xã Bạch Đằng được tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng số, mở rộng và nâng cấp mạng lưới internet, bảo đảm mọi người dân đều có thể tiếp cận được internet tốc độ cao; triển khai các ứng dụng mạng lưới vạn vật kết nối internet (IoT) trong nông nghiệp thông minh, giúp người nông dân theo dõi và quản lý sản xuất hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, xã triển khai các ứng dụng, nền tảng, số hóa vào lĩnh vực y tế, giáo dục, nông nghiệp, quản lý tài nguyên; đào tạo nâng cao năng lực sử dụng công nghệ số cho cư dân.

Đồng thời, xã Bạch Đằng hướng đến mục tiêu đạt 100% sản phẩm OCOP. Sản phẩm đặc sản của địa phương được quảng bá, giới thiệu trên các trang mạng xã hội, sàn thương mại điện tử; 80% hộ dân, 100% cơ sở đăng ký kinh doanh sử dụng dịch vụ thanh toán trực tuyến; 100% trường học trên địa bàn xã triển khai nền tảng số, dịch vụ giáo dục thông minh…

Ông Mai Hùng Dũng, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, khẳng định việc xây dựng thí điểm làng thông minh ở xã Bạch Đằng được kỳ vọng sẽ tạo tiền đề cho Bình Dương hướng đến xây dựng NTM thông minh trong thời gian tới, bảo đảm xây dựng NTM gắn với quá trình phát triển công nghiệp, đô thị của tỉnh. Xã Bạch Đằng được xây dựng trở thành nơi đáng sống trong thời gian tới, thân thiện với môi trường, vừa là nơi phát triển nông nghiệp thông minh, phát triển du lịch sinh thái; phấn đấu trở thành một biểu tượng xanh cho tỉnh.

Được biết, Bình Dương đặt mục tiêu đến năm 2025 có 100% xã đạt chuẩn NTM nâng cao và có làng thông minh đầu tiên.  

Trong giai đoạn 2020-2023, tổng kinh phí thực hiện xây dựng NTM tại xã Bạch Đằng là 34,386 tỷ đồng, trong đó vốn do nhân dân đóng góp hơn 3,5 tỷ đồng. Qua rà soát, xã Bạch Đằng đạt 29/39 chỉ tiêu thuộc 18 tiêu chí về xã NTM thông minh theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. UBND tỉnh xác định, nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn 2025-2030 là tiếp tục rà soát, bổ sung và điều chỉnh kế hoạch xây dựng thí điểm làng thông minh trên địa bàn xã Bạch Đằng. Theo đó, xã Bạch Đằng tập trung xây dựng chính quyền số, hạ tầng số, dịch vụ nông thôn số; nâng cao kỹ năng số cho cán bộ và người dân; tăng cường phát triển kinh tế nông thôn, quản lý môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

相关文章

最新评论