【link trực tiếp mu】Tăng giám sát, giảm biến chứng đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh
Mới đây,ănggimstgiảmbiếnchứngđầunhỏởtrẻsơlink trực tiếp mu Bộ Y tế đã ban hành Chỉ thị số 09 về tổ chức chiến dịch diệt muỗi, loăng quăng lần 2 năm 2016 và triển khai công tác phòng chống bệnh do vi rút Zika và sốt xuất huyết…
PGS. TS Trần Đắc Phu (ảnh), Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, đã trao đổi với phóng viên báo Tin Tức, về các giải pháp tăng cường phòng chống dịch bệnh do virút Zika, nhất là đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.
Nguy cơ dịch bệnh lây lan và xuất hiện trẻ mắc dị tật đầu nhỏ do Zika là hiển hiện, vậy tới đây, Bộ Y tế sẽ tập trung vào giải pháp gì để giảm tỷ lệ biến chứng đáng tiếc, thưa ông?
Bộ Y tế đang quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp để chủ động phòng chống, ngăn ngừa sự lan truyền virút Zika trong cộng đồng. Bộ đã ban hành các văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố đề nghị triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch tại các địa phương, huy động các ban, ngành, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội tham gia vào công tác phòng chống dịch. Mới đây, Bộ Y tế đã ban hành Chỉ thị số 09 về tổ chức chiến dịch diệt muỗi, loăng quăng lần 2 năm 2016 và triển khai công tác phòng chống bệnh do vi rút Zika và sốt xuất huyết… Bộ Y tế đang tiếp tục đẩy mạnh việc giám sát Zika tại các cơ sở y tế để đánh giá sự lưu hành virút Zika tại nước ta, đồng thời tăng cường lấy mẫu bệnh phẩm từ các trường hợp nghi ngờ. Đặc biệt, thiết lập hệ thống giám sát chứng đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh trong hệ thống các đơn vị sản - nhi.
Mặt khác, ngành cũng chủ trương đẩy mạnh việc thông tin tình hình dịch bệnh trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân không hoang mang lo lắng và thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh; phổ biến các thông điệp hướng dẫn cho cộng đồng và riêng cho phụ nữ mang thai, người dự định có thai để họ yên tâm không đi xét nghiệm ồ ạt gây quá tải cho hệ thống y tế.
Khi nào, các chị em độ tuổi sinh đẻ và nhất là các thai phụ nên đi xét nghiệm tầm soát, thưa ông?
Chỉ có khoảng 20% người nhiễm virút Zika có biểu hiện lâm sàng, hầu hết đều nhẹ và tự qua khỏi. Và cũng không phải bà mẹ nào nhiễm virút Zika cũng sinh ra trẻ bị dị tật đầu nhỏ. Tuy nhiên, nếu nhiễm virút trong ba tháng đầu thai kỳ có thể dẫn đến dị tật đầu nhỏ ở thai nhi, tỷ lệ khoảng 10%.
Do vậy, phụ nữ độ tuổi sinh đẻ cũng không nên quá hoang mang. Điều quan trọng là cần thực hiện đúng các khuyến cáo của ngành y tế, đó là chị em cần chủ động phòng tránh muỗi đốt; phụ nữ chậm kinh 7 - 10 ngày nên chủ động đi khám thai và siêu âm thai ngay để đánh giá sức khỏe, xác định tình trạng thai nhi và được tư vấn hẹn lịch khám chi tiết. Các thai phụ nên siêu âm 3 lần khi thai kỳ được 12 tuần, 22 tuần và 32 tuần. Đặc biệt, trong vòng 3 tháng đầu, nếu thai phụ có biểu hiện sốt hoặc phát ban và đau khớp, đau mắt đỏ thì cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám, tư vấn theo dõi sức khỏe định kỳ, sớm phát hiện nhiễm virút Zika và các dị tật của thai nhi.
Lưu ý, nam giới cũng cần chủ động phòng tránh dịch bệnh này vì có thể lây truyền virút Zika cho bạn tình qua đường tình dục; trong trường hợp bạn tình của họ có thai có thể em bé sinh ra sẽ mắc tật đầu nhỏ. Do đó, CDC đã khuyến cáo những người đàn ông trở về từ khu vực có dịch bệnh Zika nên “kiêng” quan hệ tình dục hoặc sử dụng bao cao su khi quan hệ cho đến khi có kết quả xét nghiệm chính thức.
Tại Việt Nam, virút Zika đã lưu hành trong cộng đồng, trong khi đó muỗi Aedes truyền bệnh do virút Zika, cũng là muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết đang có xu hướng gia tăng trong mùa mưa. Do đó, Bộ Y tế nhận định, có thể tiếp tục ghi nhận thêm trường hợp mắc mới và có khả năng bùng phát thành dịch lớn tại cộng đồng nếu không chủ động triển khai các biện pháp phòng chống. Thời gian tới, cũng có thể ghi nhận thêm các trường hợp trẻ mắc dị tật đầu nhỏ... PGS. TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng |
Xin cảm ơn ông!
Theo Phương Liên/Theo baotintuc.vn
本文地址:http://app.marimbapop.com/news/619a799022.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。