当前位置:首页 > La liga

【ket qua bong da vleague 2023】Tổng kết và trao giải, học bổng cuộc thi viết “thầy và trò cùng vượt khó”: Sâu lắng những ước mơ

Báo Cà MauCuộc thi viết “Thầy và trò cùng vượt khó” do Báo Cà Mau phối hợp Sở GD&ÐT tổ chức nhằm tôn vinh các thầy giáo, cô giáo tâm huyết với nghề, tận tuỵ vì học sinh thân yêu và trao những suất học bổng cho các em học sinh nghèo vượt khó học tập. Sau gần 4 tháng phát động, Ban tổ chức cuộc thi nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình, sôi nổi của các cây bút không chuyên đến từ các trường THCS, THPT và các trường cao đẳng, trung cấp trong tỉnh tham gia, với tổng số 101 bài dự thi.

Cuộc thi viết “Thầy và trò cùng vượt khó” do Báo Cà Mau phối hợp Sở GD&ÐT tổ chức nhằm tôn vinh các thầy giáo, cô giáo tâm huyết với nghề, tận tuỵ vì học sinh thân yêu và trao những suất học bổng cho các em học sinh nghèo vượt khó học tập. Sau gần 4 tháng phát động, Ban tổ chức cuộc thi nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình, sôi nổi của các cây bút không chuyên đến từ các trường THCS, THPT và các trường cao đẳng, trung cấp trong tỉnh tham gia, với tổng số 101 bài dự thi.

Phát biểu tại buổi lễ tổng kết và trao giải cuộc thi sáng 19/5, Nhà báo Ngô Minh Toàn, Phó Tổng Biên tập Báo Cà Mau, Trưởng Ban Tổ chức, Trưởng Ban Giám khảo cuộc thi, ghi nhận, ở mỗi bài dự thi là 1 hoàn cảnh, 1 số phận khó khăn khác nhau trong cuộc sống nhưng tất cả các em đều cháy bỏng ước mơ, hoài bão và nghị lực quyết tâm vượt khó, vươn lên học tốt. Nhiều bài dự thi được viết bằng cả tấm lòng chân thành của những thầy giáo, cô giáo trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ các em, khiến người đọc cảm động, rơi nước mắt.

Tổng Biên tập Báo Cà Mau Nguyễn Bé (bìa phải), cùng Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Cà Mau Cao Minh Hồng (bìa trái) trao giải Nhất cho tác phẩm “Học trò tôi” của tác giải Lê Thanh Thuý, Trường THPT Nguyễn Việt Khái.

Ðiển hình là tấm gương em Khương Hoài Nam, học sinh lớp 12C, Trường THPT Nguyễn Việt Khái (nhân vật trong bài viết “Học trò tôi”, tác giả Lê Thanh Thuý - giải Nhất cuộc thi). Cơn sốt bại não đã biến Nam từ đứa trẻ kháu khỉnh trở nên ngây ngô, đi lại, nói cười không bình thường. Song, bản thân em với nghị lực phi thường đã vượt qua khó khăn về sức khoẻ, bệnh tật, học hành chuyên cần. 12 năm em đến lớp là 12 năm mẹ em phải dãi nắng dầm mưa đưa em đến trường. Ý thức và nghị lực của cậu học trò nhỏ tạo nhiều xúc động cho thầy, cô giáo ở trường. Và cô chủ nhiệm lớp em, bằng tình thương và trách nhiệm, đã tìm mọi cách giúp sức, trợ lực cho em trên con đường học vấn cũng như trong cuộc sống.

Hay trong câu chuyện “Cậu học trò nghèo và cô giáo trẻ” (giải Nhì), tác giả Duyên Thuý Quỳnh kể về quá trình vừa học, vừa làm của cậu học trò Lê Văn Dương, học sinh lớp 11C4, Trường THPT Huỳnh Phi Hùng. Từ nhỏ Lê Văn Dương đã thiếu vắng tình thương và hơi ấm của cha mẹ, sống trong vòng tay bảo bọc của bà nội. Khi bước vào tuổi 12, bà nội mất bỏ lại, em bơ vơ trên cõi đời. Từ đó, em phải làm đủ nghề để nuôi bản thân: phục vụ quán ăn, quán nước, rửa chén, lặt rau... Lớn hơn em làm phụ hồ, bốc vác, theo các ghe chở hàng… Chuyện học hành bị gián đoạn nhiều năm cho đến khi chú của em cho về ở cùng. Và em được đi học lại. Niềm khao khát đến trường giúp em vượt qua bao gian nan, vất vả trên đoạn đường gần 10 km mỗi ngày. Một buổi học, một buổi đi làm thêm: đốn củi, sên đất, làm cỏ… ai mướn gì em cũng làm. Có lúc vì mang vác nặng, em bị kiệt sức, nhưng em vẫn tiếp tục việc học.

“Không thể kể hết những khó khăn, vất vả, nhọc nhằn và càng không thể kể hết những nghị lực, quyết tâm đáng khâm phục của những tấm gương học sinh được thể hiện qua các bài viết “Thầy và trò cùng vượt khó”. Chúng tôi trân trọng vô cùng những tấm lòng thầy giáo, cô giáo đã đồng hành cùng học sinh của mình, san sẻ với các em những vui buồn, động viên các em từ tinh thần đến vật chất, ươm mầm và chắp cánh cho những ước mơ bay cao, bay xa. Mong rằng, với những suất học bổng trao tặng các em hôm nay sẽ góp phần tiếp sức các em thực hiện ước mơ chinh phục tri thức”, Nhà báo Ngô Minh Toàn kỳ vọng.

Xúc động khi nhìn đứa con trai phải ngồi ghế tựa để đón nhận “phần thưởng” dành cho nghị lực vượt lên chính mình, bà  Huỳnh Thị Trang (mẹ cháu Khương Hoài Nam) bùi ngùi: “Cháu ham học lắm, suất học bổng này sẽ giúp cháu có thêm chi phí trang trải cho việc học tiếp. Tuy đi đứng phải có sự dìu dắt của thầy cô, bè bạn, nhưng cháu chưa bao giờ mặc cảm, hay có ý định rời bỏ ghế nhà trường. Thương cháu, chồng tôi dù bị di chứng tai nạn giao thông, sức khoẻ yếu nhưng vẫn gắng sức nuôi chữ cho cháu. Còn tôi, những lúc không theo cháu đi học thì phụ chồng kiếm kế mưu sinh. Tôi tự hào vì cháu”.

Cô Lê Thanh Thuý bộc bạch: “Rất cảm ơn các quý lãnh đạo, các nhà hảo tâm đã quan tâm đến thầy giáo, cô giáo và những học trò có hoàn cảnh khó khăn. Cuộc thi này đã thắp sáng tài năng hiếu học, tôn vinh thầy giáo, cô giáo tâm huyết với nghề, hết lòng yêu thương, giúp đỡ học sinh, sinh viên nghèo vượt khó. Tôi cũng như các thầy, cô giáo khác hy vọng với bài viết của mình, sẽ có nhiều tổ chức, nhà hảo tâm giang tay chung sức giúp các học trò có hoàn cảnh khó khăn có được cơ hội học tập tốt hơn, có được cái nghề nuôi sống bản thân, gia đình”.

Cúi đầu chào lễ phép rời hội trường bằng chiếc nạng gỗ, em Phạm Việt Hảo (học sinh lớp 10C2, Trường THPT Trần Văn Thời) nở nụ cười và hứa: “Em sẽ cố gắng học thật giỏi để không phụ lòng thầy cô và các cô chú. Và em tin, các bạn có mặt ngày hôm nay sẽ sống mạnh mẽ hơn, tự tin hơn vì ngày mai luôn tốt đẹp nếu bản thân không ngừng nỗ lực”. Tuy tật nguyền nhưng trái tim Việt Hảo luôn cháy bỏng ước mơ được học tiếp để bước chân vào giảng đường đại học.

Bên cạnh những tấm gương, những hoàn cảnh vừa nêu thì còn đó rất nhiều hoàn cảnh của các em học sinh nghèo cần được tiếp tục giúp đỡ và chia sẻ để các em có tương lai tươi sáng. Qua cuộc thi này, Ban tổ chức mong muốn tiếp tục nhận được sự ủng hộ và tài trợ nhiều hơn nữa để giúp được nhiều hơn nữa các em học sinh nghèo giảm bớt khó khăn, vững bước trên con đường học vấn./.

Bài và ảnh: Băng Thanh

分享到: