当前位置:首页 > World Cup

【kết quả trận đấu bóng đá】Anh Nghiệm vượt lên số phận

Bị khuyết tật ở chân nhưng anh Nguyễn Hoàng Nghiệm,ệmvượtlnsốphậkết quả trận đấu bóng đá ở ấp 3, thị trấn Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, không đầu hàng số phận, anh đã cố gắng lao động sản xuất, hòa nhập cộng đồng. Anh là một trong những người khuyết tật tiêu biểu của Hậu Giang.

Anh Nghiệm luôn là chỗ dựa vững chắc cho vợ con.

Đến nhà anh Nghiệm lúc xế chiều, lúc này anh vừa mới cho lươn ăn xong. Trò chuyện cùng mọi người, anh Nghiệm chia sẻ: “Mớ lươn này tôi nuôi 6, 7 tháng rồi, khoảng ít ngày nữa là chúng sinh sản. Nghe lươn giống bây giờ được giá, gia đình thấy mừng mừng”.

Sinh ra trong một gia đình nghèo có 7 anh em, những tưởng cuộc sống cũng sẽ bình thường trôi đi, nhưng khi được 3 tuổi anh Nghiệm bị sốt bại liệt, căn bệnh ấy đã để lại di chứng trên đôi chân của anh. Từ đó, chân trái cứ teo dần teo dần, việc đi lại gặp nhiều khó khăn. Theo anh Nghiệm, để có thể đi lại như các bạn cùng trang lứa, anh phải vịn vào thanh giường lần tập đi, mất khoảng thời gian dài anh mới có thể tự mình đi được. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, nên mới học hết lớp 6 anh đã nghỉ học.

Anh tự nhủ cùng một công việc, nếu người khỏe mạnh bình thường làm một buổi, thì anh làm 1, 2 ngày, chỉ cần bản thân cố gắng là được. Rồi trưởng thành anh lập gia đình với một cô gái hiểu và thông cảm hoàn cảnh của mình. Thiếu sức khỏe, khó khăn trong vận động, nhưng anh Nghiệm quyết không đầu hàng số phận, anh luôn trăn trở, suy nghĩ phải học một nghề nào đó, để có thể lo cho cuộc sống của bản thân và vợ con. Được một người quen giới thiệu, anh đã học nghề sửa xe đạp. “Sau hơn tháng học, tôi đã thuần thục nghề sửa xe đạp. Từ số vốn vợ chồng tích góp cùng với sự giúp đỡ của gia đình, tôi đã mở tiệm sửa xe đạp tại nhà. Ngoài ra, còn thay vỏ, thay ruột, rửa xe máy”, anh Nghiệm nhớ lại.

Những ngày đầu mới ra nghề, thu nhập không được bao nhiêu, lúc đó chị Trương Thị Đậm - vợ anh, luôn động viên làm chỗ dựa tinh thần cho anh. Dần dà, số lượng người đem xe đến sửa ngày một nhiều, điều đó đồng nghĩa thu nhập gia đình cũng tăng lên, cuộc sống giảm bớt phần nào khó khăn. “Từ nhỏ, tôi đã bị khuyết tật ở chân, việc đi lại cũng bị hạn chế. Vì vậy, muốn tìm việc làm thuê cũng gian nan lắm, bởi ai cũng ngán ngại khi thuê người khuyết tật. Nhờ học nghề, tôi đã kiếm được tiền để lo cho vợ con, tôi thấy rất vui”, anh Nghiệm bộc bạch.

Dẫu công việc sửa xe chốn quê nhà cho thu nhập không cao, mỗi ngày kiếm được năm, sáu chục ngàn đồng. Ngoài sửa xe, mấy năm trước chị Đậm còn mở tiệm tạp hóa mua bán nhỏ, cũng có thêm đồng ra, đồng vô hàng ngày. Sau bao năm chí thú làm ăn, năm 2016 vợ chồng anh cũng thoát được cảnh nghèo. Cách đây vài năm, các tiệm sửa xe cũng đua nhau mọc lên, khoản thu nhập từ nghề sửa xe không đủ trang trải cuộc sống. Với trách nhiệm của người chồng, người cha, anh Nghiệm suy nghĩ phải làm gì đó vừa phù hợp với sức khỏe bản thân vừa có thể phát triển kinh tế gia đình. Nhận thấy mô hình nuôi lươn phù hợp với điều kiện bản thân vì nuôi lươn dễ chăm sóc và không tốn quá nhiều công sức, nhu cầu thị trường lớn, giá thành cũng cao nên anh quyết định gắn bó với mô hình này. Anh Nghiệm cho biết: “Lúc trước, tuy tôi không có nuôi lươn, nhưng mấy anh em gần nhà có nuôi, tôi có phụ tiếp. Vì vậy, cũng học hỏi được kinh nghiệm”.

Anh Nghiệm đang nuôi 300kg lươn bố mẹ, khoảng nửa tháng nữa lươn sẽ sinh sản. Khoảng tháng 2 Âm lịch lươn bắt đầu sinh sản kéo dài đến tận tháng 10, tháng 11. Với 300kg lươn bố mẹ, anh Nghiệm sẽ thu về khoản lợi nhuận kha khá từ việc bán lươn giống. Anh Nghiệm dự định, sau khi lươn sinh sản, anh sẽ để lại nuôi một ít, để gia tăng số lượng đàn bố mẹ. Hiện tại, anh Nghiệm đang có một gia đình hạnh phúc bên vợ cùng các con. Người con trai lớn của anh Nghiệm 16 tuổi đang học nghề sửa xe, anh Nghiệm dự định, một vài năm nữa khi con trai rành nghề sẽ mở tiệm sửa xe, khi đó gia đình sẽ có thêm một khoản thu nhập, giúp cuộc sống ổn định hơn.

Với một người khuyết tật, phải chấp nhận bản thân mình đã là một việc khó, vượt qua được những rào cản để vươn lên là cả một nghị lực phi thường. Vì thế, nghị lực vươn lên của anh Nghiệm thật đáng quý, đáng trân trọng.  

Bài, ảnh: BÍCH CHÂU

分享到: