当前位置: 当前位置:首页 > World Cup > 【vua phá lưới c1 các năm】Gìn giữ, phát huy nghề thêu thổ cẩm của người Dao ở Thanh Hoá 正文

【vua phá lưới c1 các năm】Gìn giữ, phát huy nghề thêu thổ cẩm của người Dao ở Thanh Hoá

2025-01-10 20:03:22 来源:88Point 作者:Cúp C1 点击:188次

VHO - Những năm qua,ìngiữpháthuynghềthêuthổcẩmcủangườiDaoởThanhHoávua phá lưới c1 các năm phụ nữ đồng bào dân tộc Dao ở thôn Thạch An, xã Cẩm Liên (huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hoá) vẫn lưu giữ nghề thêu thông qua trang phục truyền thống, với những chiếc khăn, váy, áo thêu hoa văn độc đáo, tinh xảo. Qua đó, vừa góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc vừa tạo việc làm, thu hút khách du lịch, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.

Trang phục truyền thống của phụ nữ Dao chính là tác phẩm nghệ thuật rực rỡ, tinh tế, chuyển tải quan niệm về vũ trụ, về nhân sinh của cộng đồng không chỉ thể hiện sự khéo léo, tinh tế, sáng tạo của người phụ nữ dân tộc Dao mà còn gửi gắm vào đó biết bao tâm tình, nét đẹp trong đời sống văn hóa của đồng bào dân tộc nơi đây.

Gìn giữ, phát huy nghề thêu thổ cẩm của người Dao ở Thanh Hoá - ảnh 1
Những lúc nông nhàn phụ nữ Dao ở thôn Thạch An, xã Cẩm Liên (huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hoá) lại tập trung để thêu thổ cẩm

Tại thôn Thạch An có 88 hộ với 426 nhân khẩu, chủ yếu là đồng bào dân tộc Dao. Theo các cụ cao niên trong thôn kể lại, nghề thêu gắn liền với đời sống của người dân tộc Dao. Phụ nữ dân tộc Dao trước đây ai cũng biết thêu, từ 10 đến 13 tuổi các cô gái đã học thêu và đến tuổi đôi mươi đã thêu thành thạo các bộ trang phục cho bản thân và các thành viên trong gia đình. Đặc biệt, nhiều hộ còn nhận các đơn hàng thêu trang phục, đồ dùng sinh hoạt hàng ngày, để kiếm thêm thu nhập cho gia đình.

Để hoàn thiện một bộ trang phục truyền thống phải mất rất nhiều thời gian, từ vài ba tháng thậm chí cả một năm. Người dân phải trải qua nhiều công đoạn từ chọn vải, cắt vải rồi thêu từng họa tiết trên trang phục.

Vào những ngày nông nhàn, lễ, tết, các cụ bà, các cô gái người Dao lại ngồi tập trung cùng nhau thêu hoa văn lên trang phục truyền thống với mong muốn lưu giữ văn hoá đặc sắc của dân tộc mình. Khi thêu, người phụ nữ phải hoàn toàn tập trung vào công việc để tránh làm hỏng đường thêu, bởi chỉ sơ sẩy một mũi thêu là phải dỡ đi, thêu lại từ đầu.

Đối với người Dao xã Thạch An, đây không chỉ là nghề thủ công truyền thống mà qua từng đường kim, mũi chỉ, người thêu đã gửi gắm biết bao tâm tình vào từng bộ trang phục truyền thống

Nghề thêu của đồng bào dân tộc Dao thôn Thạch An không chỉ để phục vụ cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày mà còn mang một ý nghĩa thiêng liêng trong văn hóa của người Dao. Những họa tiết, hoa văn trên trang phục, dây thắt lưng, khăn đội đầu... đều xuất phát và gắn liền với cuộc sống sinh hoạt, lao động thường ngày, thể hiện tín ngưỡng, phong tục, tập quán của người Dao.

Những năm gần đây, do tác động của kinh tế thị trường, nghề thêu của đồng bào dân tộc Dao nói chung và ở thôn Thạch An nói riêng đang bị dần lãng quên. Để bảo tồn và phát huy nghề thêu, những năm qua, chi ủy cùng với ban công tác mặt trận thôn, các tổ chức đoàn thể thôn Thạch An đã tăng cường công tác vận động người dân gìn giữ nghề thêu truyền thống của ông cha; động viên, khuyến khích các gia đình có con em xây dựng gia đình, trong ngày lễ thành hôn mặc sắc phục của dân tộc mình.

Đồng thời, khuyến khích các nghệ nhân tích cực truyền nghề cho thế hệ con cháu để tiếp tục lưu giữ nét văn hóa đặc trưng của dân tộc mình.

Bà Phùng Thị Ân là một trong số những người đam mê với nghề thêu truyền thống của dân tộc Dao ở thôn Thạch An, cho hay: “Tôi đã biết tự tay thêu trang phục cho mình và các thành viên trong gia đình từ năm 10 tuổi với tôi đó là một nghề cao cả, thiêng liêng màng đậm bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc”. 

Từ đó tới khi lập gia đình theo chồng về đây, dù cuộc sống bận rộn, vất vả, bà Ân vẫn tranh thủ tìm hiểu cặn kỹ thuật thêu, nét đẹp, bài thêu cổ truyền từ những người già. Và khi được an hưởng cuộc sống nhàn nhã, từ năm 40 tuổi bà đã chuyên tâm, dày công học hỏi, lưu giữ nghệ thuật thêu truyền thống.

Tới nay, bà Ân đã có một tài sản "vô giá" không chỉ với bà mà còn với cả đồng bào dân tộc Dao. Đó là kinh nghiệm và thạo kỹ thuật thêu truyền thống của người Dao mà bà đã có duyên và cả đời theo học, ghi nhớ nó.

Bà Ân kể, thêu là rất quan trọng đối với người phụ nữ dân tộc Dao. Các bộ trang phục đẹp vừa là tài sản, vừa thể hiện sự sáng tạo, tinh tế trên từng đường kim, mũi chỉ, sự giỏi giang đảm đang của người con gái. Trong nhà có nhiều quần áo đẹp tức là có nhiều tài sản. Những cô gái ở độ tuổi lên chín, lên mười đã được các bà, mẹ truyền dạy may vá thêu thùa.

Mỗi cô gái Dao trước khi đi lấy chồng đều tự thêu cho mình một bộ trang phục cưới. Thế nhưng hiện nay, kỹ thuật thêu cũng rơi rụng, mai một, cộng với sự tác động của kinh tế thị trường một bộ phận giới trẻ trong thôn không mặn mà với trang phục truyền thống của dân tộc. Đây là điều khiến bà và những người yêu nghề thêu truyền thống lo lắng, trăn trở.

“Tôi cùng với một số chị em đến từng nhà vận động những người trẻ tuổi tham gia học nghề thêu, vừa dạy nghề, vừa tuyên truyền cho họ hiểu giá trị của nghề truyền thống của ông cha để lại. Hiện nay, thôn Thạch An có khoảng 50 chị, em biết thêu. Đây chính là những người kế cận, gìn giữ nghề thêu của đồng bào dân tộc Dao”, Bà Ân chia sẻ.

Để giúp nghề thêu trang phục truyền thống của người Dao được duy trì và phát triển vẫn cần nhiều hơn sự quan tâm từ các cấp chính quyền địa phương. Có như thế, mới góp phần làm giàu thêm bản sắc văn hóa truyền thống của cộng đồng dân tộc Dao - Bà Ân bày tỏ.

Ông Cao Văn Tình, Chủ tịch UBND xã Cẩm Liên (huyện Cẩm Thuỷ) cho biết, hiện nay, đồng bào dân tộc Dao còn gìn giữ nét văn hóa truyền thống, trong đó có nghề thêu truyền thống. Với cách làm người già dạy cho người trẻ, người biết nhiều dạy cho người chưa biết, nghề thêu của đồng bào dân tộc Dao thôn Thạch An đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Song để nâng tầm sản phẩm thêu truyền thống vượt ra khỏi phạm vi gia đình, trở thành hàng hóa, ông Tình cho rằng rất cần sự quan tâm của huyện, các ngành chức năng. Thời gian tới, xã Cẩm Liên sẽ tích cực đấu mối với các doanh nghiệp, tìm đầu ra cho sản phẩm thêu, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc Dao tại địa phương. Đồng thời, quảng bá rộng rãi, thu hút du khách.

Qua đó, góp phần cho sự phát triển bền vững văn hóa các dân tộc thiểu số, đưa trang phục truyền thống phổ biến hơn vào cuộc sống, nâng cao lòng tự hào, ý thức bảo tồn, phát huy nghề thêu trang phục truyền thống các dân tộc.

作者:La liga
------分隔线----------------------------
头条新闻
图片新闻
新闻排行榜