【nice vs monaco】Thị trường bảo hiểm Việt Nam: Tăng trưởng nhanh trên cơ sở bền vững

[World Cup] 时间:2025-01-11 00:51:00 来源:88Point 作者:Cúp C1 点击:43次

thi truong bao hiem viet nam tang truong nhanh tren co so ben vung

Năng lực tài chính,ịtrườngbảohiểmViệtNamTăngtrưởngnhanhtrêncơsởbềnvữnice vs monaco kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm tiếp tục được nâng cao trong năm 2017. Ảnh: S.T.

Tổng doanh thu đạt hơn 105 nghìn tỷ đồng

Theo báo cáo của Cục Quản lý và Giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính, tổng kết năm 2017, tổng doanh thu ngành Bảo hiểm ước đạt 105.611 tỷ đồng, tăng 21,2% so với năm 2016. Trong đó, doanh thu phí bảo hiểm lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 40.561 tỷ đồng (tăng 10,61%), lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ ước đạt 65.050 tỷ đồng (tăng 28,9%). Cùng với đó, năng lực tài chính, kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm tiếp tục được nâng cao, từ đó đóng góp của doanh nghiệp bảo hiểm vào nền kinh tế ngày càng nhiều. Cụ thể, tổng tài sản của các doanh nghiệp bảo hiểm ước đạt 302.935 tỷ đồng. Con số này đã tăng tới 23,44% so với năm 2016. Các doanh nghiệp bảo hiểm đã đầu tư trở lại nền kinh tế ước đạt 247.801 tỷ đồng và tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm ước đạt 190.930 tỷ đồng. Năm 2017, các doanh nghiệp bảo hiểm đã chi trả quyền lợi bảo hiểm ước đạt 29.423 tỷ đồng. Số chi trả này tăng tới 14,92%.

Theo nhận định của bà Phạm Thu Phương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý và Giám sát bảo hiểm: “Trong bối cảnh nền kinh tế vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, kinh tế phục hồi nhưng chưa vững chắc…, với nỗ lực của cơ quan quản lý và của chính các doanh nghiệp bảo hiểm, thị trường bảo hiểm tiếp tục duy trì đà tăng trưởng ổn định, cơ chế chính sách được hoàn thiện, các doanh nghiệp bảo hiểm cơ bản đảm bảo an toàn tài chính và phát triển hiệu quả”.

Trong năm 2017 nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành. Cơ quan quản lý bảo hiểm đã trình Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 50/2017/TT- BTC hướng dẫn Nghị định 73/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm và đã tổ chức tập huấn cho các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm... Bên cạnh đó, nhiều văn bản quy phạm pháp luật cũng đang được xây dựng như trình Chính phủ ban hành các nghị định về bảo hiểm nông nghiệp; Nghị định thay thế Nghị định số 130/2006/NĐ-CP về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc; Nghị định quy định việc triển khai bảo hiểm vi mô của các tổ chức chính trị - xã hội; sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 98/2012/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số...

Đáng chú ý, đại diện Cục Quản lý và Giám sát bảo hiểm cho biết, công tác phát triển thị trường, phát triển sản phẩm cũng được đẩy mạnh. Bộ Công Thương đã phối hợp với Bộ Tài chính phê chuẩn 22 sản phẩm mới, sửa đổi 13 sản phẩm. Cục Quản lý và Giám sát bảo hiểm cũng đã thúc đẩy doanh nghiệp bảo hiểm tham gia mua trái phiếu chính phủ dài hạn. Theo đó, các doanh nghiệp bảo hiểm đã đấu thầu thành công 15.040 tỷ đồng trái phiếu chính phủ kỳ hạn 30 năm; 4.383 tỷ đồng trái phiếu chính phủ kỳ hạn 20 năm; 1.475.3 tỷ đồng trái phiếu chính phủ kỳ hạn 15 năm…

Thời gian qua, Bộ Tài chính đã đẩy mạnh công tác thanh kiểm tra. Qua đó kịp thời kiến nghị các doanh nghiệp bảo hiểm lựa chọn danh mục đầu tư thận trọng, đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật về danh mục đầu tư và tỷ lệ đầu tư, xem xét, rà soát và hoàn thiện quy trình giải quyết quyền lợi bảo hiểm nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng. “Qua công tác thanh tra, kiểm tra đã kịp thời phát hiện và chấn chỉnh các doanh nghiệp bảo hiểm sai phạm, kiến nghị xử lý về tài chính. Qua đó, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, giữ vững kỷ cương, góp phần đảm bảo thị trường phát triển lành mạnh, an toàn, hiệu quả”, bà Phạm Thu Phương nói.

Đa dạng hóa sản phẩm bảo hiểm

Để đảm bảo thị trường bảo hiểm tiếp tục phát triển bền vững trong năm 2018 và những năm tiếp theo, đại diện Cục Quản lý và Giám sát bảo hiểm cho biết, sẽ tập trung thực hiện một số giải pháp thúc đẩy thị trường bảo hiểm phát triển, trong đó tiếp tục tập trung hoàn thiện hệ thống pháp luật như: Trình Chính phủ ban hành nghị định về bảo hiểm vi mô do các tổ chức chính trị, xã hội triển khai. Đồng thời, Bộ Tài chính tổng kết, đánh giá để trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 103/2008/NĐ-CP và Nghị định số 214/2013/NĐ-CP về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Các chính sách mới sẽ khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp bảo hiểm phát triển và đa dạng hóa sản phẩm bảo hiểm; đa dạng, chuyên nghiệp hóa các kênh phân phối bảo hiểm. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý bảo hiểm sẽ nghiên cứu, ban hành hướng dẫn đối với các hoạt động giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm, tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp bảo hiểm triển khai các kênh phân phối mới.

Theo bà Phạm Thu Hương, năm 2018 tới đây, cơ quan quản lý sẽ tập trung vào công tác nâng cao chất lượng dịch vụ bảo hiểm; công tác tái cấu trúc doanh nghiệp bảo hiểm; công tác phòng, chống rửa tiền... Cục Quản lý và Giám sát bảo hiểm cũng sẽ đẩy mạnh công tác quản lý giám sát thị trường bảo hiểm, trong đó công tác giám sát từ xa, thanh tra và kiểm tra tại chỗ sẽ được tăng cường bằng việc thực hiện đánh giá doanh nghiệp bảo hiểm theo định kỳ, kịp thời phát hiện sai phạm để hướng dẫn theo thẩm quyền hoặc báo cáo Bộ có phương án xử lý.

Phát biểu tại Hội nghị tổng kết công tác bảo hiểm năm 2017 mới được tổ chức gần đây, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà đánh giá cao kết quả mà thị trường bảo hiểm đã đạt được trong năm 2017. Đó là việc thị trường đã đạt mức tăng trưởng doanh thu trên 20% liên tục trong 4 năm qua và ước đạt 2% GDP. Với tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm, tổng nguồn vốn chủ sở hữu, đầu tư trở lại nền kinh tế… của các doanh nghiệp bảo hiểm liên tục tăng qua các năm thì đây là bước phát triển tốt dù so với các nước chưa phải là cao.

Thứ trưởng đề nghị ngành Bảo hiểm nỗ lực, phấn đấu tiếp tục tăng trưởng 20% trong năm 2018; tái cơ cấu thị phần bảo hiểm, hiện phần lớn thị phần thị trường bảo hiểm do những doanh nghiệp top đầu nắm giữ. Đồng thời cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp bảo hiểm, tạo sự phát triển lành mạnh cho thị trường. Bên cạnh đó, Cục Quản lý và Giám sát bảo hiểm cần sớm triển khai dự án ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý bảo hiểm, đẩy nhanh việc xây dựng dữ liệu chung của ngành Bảo hiểm, từ đó có cơ sở dữ liệu chung về kinh doanh bảo hiểm, rủi ro bảo hiểm để thiết kế phí bảo hiểm.

(责任编辑:World Cup)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接