【cup úc】Phó Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân được bầu Chủ tịch Quốc hội
作者:Nhà cái uy tín 来源:Ngoại Hạng Anh 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 14:31:51 评论数:
Sáng nay,óChủtịchQHNguyễnThịKimNgânđượcbầuChủtịchQuốchộcup úc 31-3, Quốc hội (QH) biểu quyết thông qua danh sách bầu Chủ tịch QH, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia và tiến hành bầu bằng hình thức bỏ phiếu kín. Ngay sau đó, tân Chủ tịch QH sẽ tuyên thệ.
Ông Nguyễn Sinh Hùng kết thúc nhiệm kỳ
Chiều 30-3, QH đã xem xét và miễn nhiệm Chủ tịch QH, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia đối với ông Nguyễn Sinh Hùng bằng hình thức bỏ phiếu kín. Kết quả bỏ phiếu do ông Huỳnh Văn Tý, Trưởng đoàn Kiểm phiếu, công bố có 477/494 (96%) đại biểu tham gia bỏ phiếu. Trong đó, số phiếu miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch QH hợp lệ là 473, không hợp lệ 4; số phiếu đồng ý là 431 (91%), không đồng ý là 42 (8%). Phiếu miễn nhiệm Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia là 430 đồng ý, 41 không đồng ý.
Bà Nguyễn Thị Kim Ngân (bìa phải) được Bộ Chính trị giới thiệu thay thế ông Nguyễn Sinh Hùng đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội.
Quốc hội sau đó đã thảo luận, biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc miễn nhiệm Chủ tịch QH, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia với ông Nguyễn Sinh Hùng. Kết quả có 455/463 đại biểu (ĐB) QH biểu quyết thông qua Nghị quyết miễn nhiệm 2 chức danh trên với tỉ lệ 92,11%. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành sau khi bầu được người đảm nhiệm 2 chức danh trên.
Trước đó, sáng 30-3, phát biểu trước QH, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng nêu rõ việc điều chỉnh nhân sự nhà nước là nội dung hết sức quan trọng của kỳ họp thứ 11, QH khóa XIII. Đảm nhận vị trí đứng đầu QH từ năm 2011, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng nhận định rằng để sớm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng và quyết định của QH về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, cần có bộ máy mới, nhân sự mới để sớm bắt tay ngay vào công việc. “Lần này, chúng ta sẽ điều chỉnh lớn để kiện toàn, đúng với quy định của Hiến pháp và pháp luật ngay trong nhiệm kỳ này và tại kỳ họp lần thứ 11” - ông Nguyễn Sinh Hùng nêu rõ.
Ứng viên đầu tiên là nữ
Chiều cùng ngày, Ủy ban Thường vụ QH trình dự kiến nhân sự để QH bầu Chủ tịch QH, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia. Người được Bộ Chính trị giới thiệu thay thế ông Nguyễn Sinh Hùng là Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân.
Dự kiến sáng nay, 31-3, sau khi nghe Ủy ban Thường vụ QH báo cáo về kết quả tiếp thu, giải trình ý kiến thảo luận tại đoàn về dự kiến nhân sự bầu Chủ tịch QH, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia, QH sẽ biểu quyết thông qua danh sách bầu Chủ tịch QH, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia và tiến hành bầu bằng hình thức bỏ phiếu kín. Ngay sau khi kết quả kiểm phiếu được công bố và QH thông qua Nghị quyết bầu Chủ tịch QH, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia, tân Chủ tịch QH sẽ tuyên thệ nhậm chức. Nếu trúng cử, bà Nguyễn Thị Kim Ngân sẽ là nữ chủ tịch đầu tiên trong lịch sử QH Việt Nam.
ĐB Dương Trung Quốc (Đồng Nai) cho rằng việc lần đầu tiên trong lịch sử có nữ ứng viên Chủ tịch QH là tiền lệ tích cực, rất đáng mừng song không nên coi là quá đặc biệt. “Tôi nghĩ đây là dấu ấn đầu tiên, còn là bước ngoặt hay không, phải để thời gian trả lời. Có thể đây là tiền lệ tích cực, tiền lệ này rất đáng mừng. Nhìn ra thế giới thì nữ làm thủ tướng, tổng thống, thậm chí bộ trưởng quốc phòng đã có từ lâu” - ông Quốc nói.
Bà Nguyễn Thị Kim Ngân sinh năm 1954 tại xã Châu Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Bà có học vị thạc sĩ kinh tế chuyên ngành tài chính tín dụng, cử nhân chính trị. Bà từng nắm giữ các chức vụ: Phó Giám đốc Sở Tài chính Bến Tre, Giám đốc Sở Tài chính Bến Tre; Thứ trưởng Bộ Tài chính, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hải Dương; Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Bà là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, X, XI, XII; đại biểu QH khóa XII, XIII; Ủy viên Bộ Chính trị khóa XI, XII.
Thực hiện điều ước quốc tế không trái với Hiến pháp Cũng trong sáng 30-3, QH đã thảo luận về dự thảo Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế (sửa đổi). Theo đó, dự thảo quy định nguyên tắc ký kết và thực hiện điều ước quốc tế là không trái với Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Chủ tịch nước quyết định đàm phán, ủy quyền đàm phán, chủ trương đàm phán và kết thúc đàm phán điều ước quốc tế nhân danh nhà nước. |
Theo NLĐ
Những tin tức mới cập nhật về tình hình khủng bố IS ngày 30/3/2016