Mỗi năm,ườiViệtsửdụngmuốitrongthựcphẩmvượtngưỡngkhuyếncáocủbóng đá hôm nay ngoại hạng anh thế giới ghi nhận khoảng 17,3 triệu ca tử vong sớm do bệnh tim mạch, dự báo đến năm 2030, con số này tăng lên 23 triệu ca. Trong khi đó, tại Việt Nam, Bộ Y tế cho biết cứ 5 người trưởng thành thì có 1 người bị tăng huyết áp và cứ 3 trường hợp tử vong thì có 1 trường hợp do các bệnh tim mạch.
Theo giám sát mức tiêu thụ natri trong cộng đồng năm 2015 và năm 2021, do Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tiến hành điều tra quốc gia, sau 5 năm, mức độ tiêu thụ natri của người dân Việt Nam giảm từ 3.760 mg/người/ngày xuống 3.360 mg/người/ngày (tương ứng với 9,4 g và 8,4 g muối). Song, WHO khuyến cáo, mỗi ngày người trưởng thành chỉ nên ăn dưới 2.000 mgnatri, tức 5 g muối. Như vậy, người Việt vẫn ăn mặn ở mức cao so với khuyến cáo.
Nếu ăn nhiều hơn 5g muối/ngày, cơ thể sẽ bị mất cân bằng chỉ số natri và kali, khiến thận lọc nước kém. Điều này dẫn tới nguy cơ cao bị tăng huyết áp do có nhiều chất lỏng không được lọc, cũng như gây thêm áp lực cho các mạch máu, thậm chí làm tắc nghẽn động mạch. Thói quen ăn mặn cũng chính là nguyên nhân gây suy giảm chức năng thận, bệnh dạ dày và hệ xương khớp
Tổng điều tra Dinh dưỡng năm 2020 tại Việt Nam cho thấy lượng rau quả ăn vào trung bình chỉ đạt 66,4 - 77,4% khuyến nghị. Trong khi đó, người dân lại tiêu thụ nhiều mì ăn liền, các loại gia vị nhiều muối như bột canh, nước mắm, nước tương, mì chính.
Thức ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn là những nguồn thực phẩm chứa nhiều muối và natri. Tại Việt Nam, mức tiêu thụ thức ăn nhanh đang gia tăng, theo Bộ Y tế. Một nghiên cứu với 467 người trong độ tuổi 19-39 tại TP HCM cho thấy 47% người tham gia thường xuyên sử dụng đồ ăn nhanh. Tỷ lệ này cao hơn ở nam giới và thanh thiếu niên (16-24 tuổi). 47% ở lại nhà hàng bán đồ ăn nhanh hơn 60 phút.
Gần đây, một nghiên cứu do FAO Việt Nam tài trợ thực hiện năm 2020 ở người 15-25 tuổi thuộc cả khu vực thành thị và nông thôn thành phố Hà Nội, cho thấy gần 95% người tham gia có xu hướng thường xuyên tiêu thụ các loại thức ăn nhanh. Bánh mì, đồ ăn nhanh và mì ăn liền được tiêu thụ phổ biến nhất. "Thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến bao gói sẵn thường có nhiều đường, chất béo và natri, làm tăng nguy cơ tăng huyết áp, bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư và các bệnh không lây nhiễm khác", Bộ Y tế khuyến cáo.