Konstantin Vorotsov,đedọabắnhạvệtinhInternetStarlinkcủkết quả bóng đá ả rập Phó Vụ trưởng Vụ Không phổ biến và kiểm soát vũ khí thuộc Bộ Ngoại giao Nga, đã đưa ra một cảnh báo tại cuộc họp của Liên Hợp Quốc về chủ đề giảm thiểu các mối đe dọa từ không gian.
Mặc dù không nêu đích danh Starlink, tuy nhiên, có thể dễ dàng nhận ra nội dung lời cảnh báo của Vorotsov đang nhắm đến dịch vụ Internet vệ tinh của tỷ phú Elon Musk.
"Chúng tôi muốn nhấn mạnh một xu hướng cực kỳ nguy hiểm khi sử dụng các công nghệ ngoài không gian và xu hướng này đã trở nên rõ ràng tại Ukraine. Cụ thể, việc Mỹ và đồng minh sử dụng các cơ sở hạ tầng ngoài không gian cho mục đích dân sự", ông Konstantin Vorotsov tuyên bố.
"Có vẻ như nhiều người không nhận ra rằng những hành động như vậy trên thực tế đã can dự gián tiếp vào các cuộc xung đột quân sự. Cơ sở hạ tầng bán dân sự có thể sẽ trở thành mục tiêu hợp pháp để trả đũa".
"Ít nhất, việc sử dụng vệ tinh dân sự một cách khiêu khích như vậy là một vấn đề đáng lo ngại theo Hiệp ước bên ngoài Không gian, là hiệp ước quy định phải sử dụng ngoài không gian một cách hòa bình. Hành động đó đáng bị cộng đồng quốc tế lên án mạnh mẽ", ông Vorotsov đưa ra lời cảnh báo.
Dù không nêu đích danh, lời cảnh báo của đại diện Nga tại Liên Hợp Quốc đã thu hút sự chú ý của Elon Musk, CEO hãng công nghệ vũ trụ SpaceX, nhà cung cấp dịch vụ Starlink.
"Starlink chỉ được sử dụng cho mục đích hòa bình", Elon Musk viết trên trang Twitter cá nhân sau lời cảnh báo từ phía Nga.
Trước đó, khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào cuối tháng 2 vừa qua, chính phủ Ukraine đã kêu gọi Elon Musk hỗ trợ sau khi nhiều cơ sở hạ tầng mạng viễn thông tại Ukraine bị phá hủy.
Đáp lại lời kêu gọi này, Elon Musk đã nhanh chóng gửi đến Ukraine hơn 12.000 đĩa thu tín hiệu vệ tinh Internet của Starlink, giúp binh lính và người dân Ukraine vẫn có thể tiếp tục sử dụng Internet thông qua vệ tinh.
Bất chấp việc Elon Musk tuyên bố Starlink chỉ dùng cho mục đích hòa bình và dân sự, trên thực tế, quân đội Ukraine đã sử dụng Internet vệ tinh này cho mục đích quân sự, bao gồm liên lạc, gửi các tin nhắn mã hóa hoặc dùng để điều khiển máy bay không người lái tấn công quân đội Nga…
"Tôi muốn nói một điều: Starlink của Elon Musk là thứ đã giúp thay đổi cuộc chiến về phía có lợi cho Ukraine", một người lính Ukraine trả lời phỏng vấn của phóng viên người Hy Lạp David Patrikarakos vào hồi tháng 4 vừa qua.
Hiện vẫn chưa rõ Nga có thực sự nghiêm túc trong việc muốn bắn hạ vệ tinh Starlink hay không. Vào hồi tháng 11 vừa qua, Nga đã thử nghiệm thành công tên lửa chống vệ tinh, tiêu diệt được một trong những vệ tinh đã ngưng hoạt động của quốc gia này. Vụ thử nghiệm đã gây ra hàng ngàn mảnh vụn bay khắp quỹ đạo Trái đất. Đại diện của SpaceX cho biết các vệ tinh của Starlink đã phải nhiều lần thay đổi quỹ đạo để tránh các mảnh vụn gây ra bởi vụ thử nghiệm.
Ngoài ra, không loại trừ khả năng Nga sẽ tìm cách hack vào các vệ tinh Starlink để ngừng cung cấp dịch vụ mạng Internet tại Ukraine. Nhưng khả năng này khó có thể xảy ra.
Đây không phải là lần đầu tiên xuất hiện tin đồn Nga muốn phá hủy vệ tinh Starlink của Elon Musk. Hồi tháng 4 vừa qua, mạng xã hội lan truyền thông tin Nga lên kế hoạch tấn công vào các vệ tinh của Starlink. Tuy nhiên, phía Nga sau đó đã lên tiếng bác bỏ thông tin này.
Starlink là dự án của hãng công nghệ vũ trụ SpaceX (do tỷ phú công nghệ Elon Musk sáng lập), sử dụng vệ tinh phóng lên quỹ đạo để phủ sóng Internet trên toàn cầu.
Các vệ tinh của Starlink sẽ được thiết kế để phát sóng Internet băng thông rộng từ không gian về trái đất. Bên cạnh các vệ tinh gửi lên không gian, SpaceX sẽ xây dựng các ăn-ten thu phát sóng trên khắp địa cầu để nhận và gửi dữ liệu từ các vệ tinh về mặt đất, rồi từ đó người dùng có thể kết nối mạng Internet do SpaceX cung cấp trên thiết bị của mình.
Ưu điểm của Starlink là có thể cung cấp Internet đến bất kỳ đâu trên thế giới, ngay cả vùng xa xôi, hẻo lánh, những khu vực khó tiếp cận được với mạng Internet hoặc mạng di động thông thường. Tham vọng của SpaceX là dự án Starlink có thể phủ sóng Internet trên toàn cầu và đạt được tốc độ tối đa lên đến 1Gbps (tương đương 125MB/s).