Ảnh minh họa |
Trong tổng kim ngạch XNK Việt Nam - ASEAN năm 2017,âmhụtthươngmạivớiASEANgiảmnhẹlịch giải la liga Việt Nam xuất khẩu đạt 21,51 tỷ USD, tăng 23,9% (4,15 tỷ USD) so với 2016, chiếm 10,1% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước; nhập khẩu từ ASEAN là 28,02 tỷ USD, tăng 16,4%, chiếm 13,3% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước. Mặc dù thâm hụt thương mại nghiêng về Việt Nam, song diễn biến đang theo hướng tích cực là tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN tăng cao hơn khá nhiều so với tốc độ tăng trưởng nhập khẩu từ thị trường này.
Tính đến hết năm 2017, ASEAN là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của Việt Nam, chỉ đứng sau Liên minh châu Âu (EU), Hoa Kỳ và Trung Quốc. Việt Nam hiện đang xuất khẩu sang ASEAN chủ yếu là các nhóm hàng: Điện thoại các loại và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; sắt thép; máy móc thiết bị, dụng cụ và phụ tùng; phương tiện vận tải và phụ tùng; hàng dệt may; dầu thô; xăng dầu… Trong đó, một số mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch tăng mạnh như: Điện thoại các loại và linh kiện (tăng 948 triệu USD), sắt thép các loại (tăng 722 triệu USD), máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (tăng 488 triệu USD), dầu thô (tăng 378 triệu USD), hàng dệt may (tăng 181 triệu USD). Chỉ tính riêng 5 nhóm mặt hàng này đã đóng góp gần 2,72 tỷ USD, chiếm gần 70% trong giá trị kim ngạch xuất khẩu sang ASEAN năm 2017.
Tổng cục Hải quan: Thái Lan, Singapore và Malaysia là 3 thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất, lần lượt chiếm tỷ trọng 21,5%, 19,6%, 13,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN. Ngược lại, Thái Lan, Singapore, Malaysia cũng là 3 thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam. |
Ngược lại, Việt Nam nhập khẩu từ ASEAN một số nhóm hàng chủ lực có tốc độ tăng cao như: Xăng dầu các loại (tăng 873 triệu USD), hàng rau quả (tăng 464 triệu USD), máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng (tăng 313 triệu USD); ô tô nguyên chiếc các loại (tăng 307 triệu USD); hàng rau quả (tăng 464 triệu USD); kim loại thường (tăng 269 triệu USD); than đá (tăng 258 triệu USD…). Hàng hóa Việt Nam nhập khẩu từ ASEAN đa số là những mặt hàng thiết yếu, nguyên phụ liệu đầu vào, máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất. Tuy nhiên, trong vài năm lại đây, Việt Nam cũng đã nhập khẩu thêm một số mặt hàng để phục vụ gia công sản xuất xuất khẩu và tiêu dùng trong nước như máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; điện thoại các loại và linh kiện; ô tô nguyên chiếc…
Trong lịch sử hơn 20 năm là thành viên ASEAN, cán cân thương mại thâm hụt (nhập siêu) luôn nghiêng về Việt Nam, mức thâm hụt năm 2017 là 6,51 tỷ USD, chiếm 30,3% tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này.
Thái Lan có mức thặng dư thương mại (xuất siêu) vào Việt Nam lớn nhất, ước tính khoảng 5,88 tỷ USD, tiếp đến là Singapore thặng dư 2,34 tỷ USD, Malaysia thặng dư 1,65 tỷ USD… Việt Nam cũng có thặng dư thương mại với một số thị trường ASEAN, trong đó thặng dự lớn nhất là với thị trường Campuchia (đạt 1,76 tỷ USD), tiếp đến Philipines (đạt 1,68 tỷ USD)...
Trong nội khối ASEAN, Thái Lan đang tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam với tổng kim ngạch XNK năm 2017 đạt 15,11 tỷ USD, chiếm 30,5% tổng giá trị trao đổi thương mại hai chiều Việt Nam - ASEAN; tiếp đến Malaysia đạt 10,07 tỷ USD (chiếm 20,3%); Singapore đạt 8,26 tỷ USD (chiếm 16,7%); Indonesia đạt 6,5 tỷ USD (chiếm 13,1%); Campuchia đạt 3,8 tỷ USD (chiếm 7,7%); Philippines đạt gần 4 tỷ USD (chiếm 8,1%); Lào đạt 892 triệu USD (chiếm 1,8%); Myanma đạt 828 triệu USD (tỷ trọng 1,7%); cuối cùng là Bruney, đạt 73 triệu USD (chiếm 0,1%)./.