设为首页 - 加入收藏   
您的当前位置:首页 > Cúp C2 > 【kèo cadiz】Khó chồng khó trong mô hình liên kết vùng sản xuất giữa doanh nghiệp và nông dân 正文

【kèo cadiz】Khó chồng khó trong mô hình liên kết vùng sản xuất giữa doanh nghiệp và nông dân

来源:88Point 编辑:Cúp C2 时间:2025-01-12 05:01:03

“Giấc mơ đại điền” là chủ đề xuyên suốt diễn đàn “Thúc đẩy mô hình sản xuất nông nghiệp đại điền”,óchồngkhótrongmôhìnhliênkếtvùngsảnxuấtgiữadoanhnghiệpvànôngdâkèo cadiz tổ chức tại Thái Bình ngày 4/4 vừa qua. Trong bối cảnh ngành nông nghiệp Việt Nam đang dần chuyển mình theo hướng hiện đại, minh bạch... hình thức tổ chức sản xuất theo quy mô lớn là yếu tố không thể thiếu.

Tuy nhiên, theo nhiều diễn giả, việc hình thành vùng sản xuất giữa doanh nghiệpvà nông dân đã và đang tồn tại những bất cập, khó tháo gỡ.

Thông tin tại Diễn đàn, ông Vương Đức Hằng, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình, cho biết thực tế việc liên kết hợp tác giữa nông dân trong vùng và doanh nghiệp tiêu thụ thông qua ký kết hợp đồng còn rất hạn chế.

Ông Vương Đức Hằng, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.

Một số hợp đồng, dù đã được ký kết, nhưng vẫn gặp khó khăn khi thực hiện. Ví dụ có trường hợp giá nông sản tăng cao, nông dân bán ra ngoài chứ không bán cho doanh nghiệp. Hoặc cũng có một xã, nông dân thực hiện đúng hợp đồng nhưng doanh nghiệp “chạy mất”, đến giờ vẫn chưa thanh toán cho nông dân.

Đó là trong khía cạnh tiêu thụ, còn về mặt sản xuất, ông Hằng nói rằng doanh nghiệp muốn thực hiện trồng trọt theo hình thức đại điền nhưng người dân không muốn cho thuê, cho mượn đất, vì tâm lý sợ mất đất.

“Vấn đề đến từ 2 phía; khó khăn cả trong khâu sản xuất đến tiêu thụ”, đại diện huyện Đông Hưng thừa nhận.

Từ quan điểm bên cung cấp vốn vay, ông Vũ Trọng Thắng, Phó Trưởng ban Chính sách tín dụng, Ngân hàngNông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhận định chuỗi liên kết sản xuất doanh nghiệp-nông dân sẽ được ngân hàng ưu tiên cho vay vốn hơn là hình thức nông dân tự sản xuất nhỏ lẻ.

Nhưng đồng tình với ông Vương Đức Hằng, đại diện Ngân hàng Nông nghiệp thừa nhận có trường hợp nông dân ký hợp đồng với doanh nghiệp; về sau giá nông sản lên, nông dân lại hủy bỏ hợp đồng để tự ý bán ra ngoài. Điều này làm phía ngân hàng “rất bức xúc” vì đã giải ngân cho doanh nghiệp vay vốn để hình thành vùng sản xuất giữa các bên.

“Chúng tôi lúng túng vì không có cơ chế rằng buộc; đề nghị Bộ Nông nghiệp có hình thức nào đấy để xử lý”, ông Thắng kiến nghị.

Ngoài ra, ông cũng phản ánh tình trạng nông dân trồng trọt tự phát chứ không theo quy hoạch cụ thể, khiến ngân hàng gặp khó trong vấn đề giải ngân. Khi không vay được vốn, nông dân lại đi kiến nghị với các cấp cao hơn, nhưng nếu ngân hàng cố cho vay thì không biết “trồng xong sẽ thế nào, theo quy hoạch nào”. Câu chuyện khiến ngân hàng khó xử vì ông Thắng cho rằng “không phải cứ trồng là xong”.

“Về chuyện này, Bộ Nông nghiệp cần có quy hoạch cụ thể, thông báo cho ngân hàng để chúng tôi phục vụ tốt hơn”, đại diện Ngân hàng Nông nghiệp trần tình.

Tiếng nói người trong cuộc

Là đơn vị giàu kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh lúa gạo hướng tới thị trường trong nước cũng như xuất khẩu, Tổng Công ty Lương thực miền Bắc (Vinafood1) chia sẻ một số vướng mắc khi hình thành chuỗi sản xuất doanh nghiệp-nông dân.

Ông cho biết liên quan đến chất lượng cây giống, 1-2 vụ đầu tiên gạo sản xuất chất lượng tốt, phía công ty bỏ nhiều công sức để xây dựng thương hiệu. Tuy nhiên, về sau, bà con nông dân lại tự đổi sang giống khác hoặc giống cũ suy thoái, khiến chất lượng sản phẩm suy giảm, doanh nghiệp mất cả thương hiệu đã dày công xây dựng. 

Đại diện Tổng Công ty Lương thực miền Bắc (VINAFOOD1) chia sẻ tại diễn đàn.

Trong khi đó, thị trường hiện nay ngày càng đòi hỏi khắt khe hơn về chất lượng và giá cả cũng cần canh tranh hơn. Đại diện Vinafood1 tiết lộ đến thời điểm hiện tại, ngay cả các đơn hàng vừa và nhỏ cũng yêu cầu hóa đơn đỏ của giống mua.

Ngoài ra, trong quá trình triển khai các mô hình đại điền, đại diện Vinafood 1 đã đặt vấn đề về công nghệ sấy của nông dân sau thu hoạch. “Mỗi nông hộ từ 2 đến 20 ha có thể sản xuất 12 - 120 tấn lúa tươi. Vậy công nghệ sấy nên làm như thế nào? Đó là vấn đề chúng tôi luôn luôn gặp phải”.

Ông tiết lộ miền Bắc sản xuất 2 vụ lúa chính là tháng 5 và tháng 10, trong đó tháng 10 số ngày mưa nhiều, thời gian sấy trông chờ chủ yếu vào nắng trời nên vô cùng "nguy hiểm". Với hạt gạo, để đảm bảo chất lượng, từ lúc từ lúc thu hoạch tới lúc vào lò sấy chỉ nên tối đa trong 24 tiếng. Nếu để quá thời gian trên, nhẹ thì hạt gạo giảm mùi thơm, độ dẻo, nặng thì hạt chuyển vàng.

“Trong 100 tấn xuất khẩu chỉ cần dính 1 lô bị như này là hỏng cả lô”, đại diện Vinafood1 chia sẻ.

Thông qua diễn đàn, vị này bày tỏ mong muốn các đơn vị và các đầu mối chung tay hỗ trợ nông hộ trong khâu sau thu hoạch; hỗ trợ xây dựng chứng chỉ vệ sinh an toàn thực phẩm cho các hợp tác xã và nông hộ; đảm bảo ổn định chất lượng giống gieo trồng.

“Tôi hy vọng, trong thời gian tới, với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, ngành và đơn vị liên quan, các vấn đề sẽ được từng bước tháo gỡ, giúp hạt gạo của chúng ta ngày càng có sức cạnh tranh trên thị trường, góp phần nâng cao đời sống của bà con nông dân”, đại diện Vinafood 1 chia sẻ.

热门文章

0.7606s , 7235.140625 kb

Copyright © 2025 Powered by 【kèo cadiz】Khó chồng khó trong mô hình liên kết vùng sản xuất giữa doanh nghiệp và nông dân,88Point  

sitemap

Top