Ngày 25/6,ạmNhậtVượngquotViệctôitôicứlàlịch tối nay tạp chí Forbes phiên bản Việt Nam ra mắt với ảnh bìa là ông chủ của Vingroup Phạm Nhật Vượng, người Việt đầu tiên trở thành tỷ phú USD với khối tài sản ước tính khoảng 1,5 tỷ USD. Sinh năm 1968, quê gốc ở Hà Tĩnh nhưng Phạm Nhật Vượng sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, trong một gia đình có 3 anh em. Cha ông là bộ đội, phục vụ trong lực lượng phòng không trong những năm chiến tranh. Gia đình sống trong khu tập thể quân đội ở Trung Tự. Những năm khó khăn thời bao cấp, mẹ ông phải mở quán nước chè vỉa hè và nuôi các con ăn học. Khi đỗ điểm cao vào trường đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội và được chọn đi du học ở Nga năm 1987, Vượng kể, ông không có mơ ước lớn lao gì, "lúc đó chỉ muốn phụ giúp gia đình". Năm 1992, sau khi tốt nghiệp Kinh tế địa chất tại Moscow, Vượng cưới Phạm Thu Hương, người yêu từ suốt mấy năm đại học, rồi cặp vợ chồng trẻ quyết định đến Kharkov, Ukraine sinh sống. Đó là lúc Liên bang Xô Viết sụp đổ và nước Nga rơi vào vòng xoáy lộn xộn của giai đoạn tư bản hóa dưới thời Yeltsin. Nước Nga đói nghèo kiệt quệ, nhưng Việt Nam cũng vẫn đói nghèo khó khăn. Ukraine, trung tâm công nghiệp một thời của liên bang trở thành đất lành của vợ chồng ông, vì tỷ lệ tội phạm thấp. "Ở Nga lúc đó thì tội phạm làm chủ, còn ở Ukraine thì ít nhất cảnh sát làm chủ", ôngVượng kể. Đây cũng là lúc bắt đầu câu chuyện khởi nghiệp mỳ gói huyền thoại của Phạm Nhật Vượng. Vay mượn được số tiền trị giá khoảng 10.000 USD, ông Vượng mở một nhà hàng tại Kharkov mang tên Thăng Long. Sau đó, ông về Việt Nam mua một dây chuyền mỳ ăn liền hai vắt thô sơ, quay tay đưa sang Ukraine và bắt đầu sản xuất mỳ ăn liền hiệu Miniva, bán cho dân bản địa. Sản phẩm của Technocom, doanh nghiệp của ông Vượng thành lập năm 1993 hoàn toàn xa lạ với Ukraine nhưng lại nhanh chóng được đón nhận. Trong mấy năm liên tiếp, Technocom nhập dây chuyền mỳ ăn liền từ Việt Nam và Đài Loan, liên tục mở nhà máy mới mà không đủ sản phẩm để bán. Thời điểm rất thuận lợi, người dân Ukraine đói, nhiều cửa hàng thiếu vắng sản phẩm đến mức mượn thêm những thùng Minavi rỗng để trưng trên kệ cho hấp dẫn. Sau mỳ ăn liền, Technocom sản xuất bột canh và bằng các chiêu tiếp thị mới lạ với người bản địa đã thuyết phục được những bà nội trợ Ukraine. Sản lượng tăng mạnh, muối thậm chí được chở về bằng tàu thay cho xe tải để giảm chi phí. Như bất kỳ doanh nghiệp mới khởi nghiệp nào khác, ông Vượng gặp những khó khăn về vốn đầu tư. Thời gian đầu, ông vay mượn gần 100.000 USD từ một số bạn bè người Việt là kinh doanh ở nga với lãi suất lên tới 8% mỗi tháng. Số vốn này sau vài năm mới trả hết. May mắn mỉm cười khi ông Vượng vay được nguồn vốn dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ từ ngân hàng Tái cấu trúc châu Âu, với lãi suất 12% một năm. Nhờ nguồn vốn này, Technocom có cơ sở để đẩy mạnh sản xuất mỳ ăn liền và bột canh, để trở thành ông vua thực phẩm ăn nhanh của Ukraine. Cũng trong giai đoạn này, Technocom hỗ trợ xây dựng một trung tâm thương mại lớn của người Việt , quy tụ vài nghìn người Việt đổ về sinh sống tại Kharkov. Ông Vượng, một người theo đạo Phật, chia sẻ rằng đàu tư vào bất động sản là một cái "duyên". Ông Vượng quyết định đầu tư về Việt Nam và tới NhaTrang, nơi chưa có nhiều nhà đầu tư, ông được các quan chức địa phương chào đón như nhà đầu tư nước ngoài. Hình ảnh trang bìa tạp chí Forbes Việt Nam ra số đầu tiên ngày 25/6. |