Dấu ấn của “ông lớn” Samsung
Khi công bố số liệu về tình hình thu hút đầu tưnước ngoài 6 tháng đầu năm,útFDIthángđầunămSamsungtiếptụcghiđiểkết quả uefa nations league Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đã đưa ra một nhận định quan trọng. Đó là nhiều dự ánsản xuất, chế tạo các sản phẩm điện tử, công nghệ cao được tăng vốn với quy mô lớn. Rất nhiều dự án đã được nhắc đến trong danh sách này, bao gồm các dự án nhà máy chế tạo điện tử, phương tiện thiết bị mạng và sản phẩm âm thanh đa phương tiện tại Bắc Ninh, Nghệ An và Hải Phòng, tăng lần lượt gần 306 triệu USD, 260 triệu USD và 127 triệu USD.
Goertek là một trong những nhà đầu tư tăng vốn đầu tư nhiều nhất trong nửa đầu năm nay, nhưng dấu ấn quan trọng nhất phải là “ông lớn” Samsung. Tháng 2/2022, Samsung Electro-mechanics Việt Nam (Thái Nguyên) đã tăng vốn đầu tư thêm 920 triệu USD. Nhưng đó không phải là con số cuối cùng, bởi trong số liệu thống kê 6 tháng đầu năm, Cục Đầu tư nước ngoài tiếp tục nhắc đến Samsung Electro-Metranics Việt Nam, với khoản tăng vốn 267 triệu USD.
Cùng với đó, dự án của Samsung tại TP.HCM - SEHC cũng tăng vốn. Được cấp chứng nhận đầu tư từ tháng 9/2021, với vốn đăng ký 1,4 tỷ USD, Dự án đã tăng vốn đầu tư lên 2 tỷ USD cuối năm 2015. Và bây giờ, là tăng thêm 841 triệu USD - một con số không nhỏ trong bối cảnh Samsung đã đầu tư tại Việt Nam trên 19 tỷ USD và xu hướng dịch chuyển sản xuất về Việt Nam ngày càng mở rộng.
Với việc có tới 2 khoản đầu tư mở rộng, đến nay, tổng vốn đầu tư của Samsung tại Việt Nam đã vượt ngưỡng 20 tỷ USD. Như vậy, “đại kế hoạch” đầu tư khoảng 20 tỷ USD vào Việt Nam, được nhắc tới ít năm trước đây đã được hiện thực hóa và Samsung sẽ tiếp tục giữ vững vị thế là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất, khó doanh nghiệpnào có thể đuổi kịp. Qua đó, Samsung tiếp tục đóng góp nhiều hơn nữa cho kinh tế- xã hội Việt Nam, đặc biệt trong thúc đẩy xuất khẩu, tái cơ cấusản xuất, giải quyết việc làm…
Trong một động thái khác, ông Choi Joo Ho, Tổng giám đốc Samsung Việt Nam cho biết, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển (R&D) của Samsung tại Hà Nội đang trong quá trình hoàn thiện xây dựng, để kịp vận hành cuối năm nay, như cam kết với Chính phủ Việt Nam.
“Trung tâm R&D mới không chỉ là minh chứng cho cam kết đầu tư lâu dài của Samsung tại Việt Nam, mà còn thể hiện ý chí của Samsung trong quyết tâm đưa Việt Nam vượt qua vai trò là cứ điểm sản xuất để trở thành cứ điểm chiến lược ưu tiên hàng đầu của Samsung ở khu vực Đông Nam Á”, ông Choi Joo Ho nói.
Việt Nam “ghi” uy tín
Samsung “ghi điểm”, còn Việt Nam tiếp tục “ghi” uy tín trong mắt của các nhà đầu tư nước ngoài. Các số liệu thống kê về tình hình thu hút đầu tư nước ngoài nửa đầu năm nay đã chứng minh điều này.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài, tính đến ngày 20/6/2022, tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt trên 14,03 tỷ USD. Tuy con số này chỉ bằng 91,1% so với cùng kỳ năm 2021 và phần nhiều do vốn đăng ký mới chưa hồi phục hoàn toàn sau sự gián đoạn của các biện pháp chống dịch năm 2021, chỉ đạt 4,94 tỷ USD, giảm 48,2% so với cùng kỳ, song vốn tăng thêm và vốn đầu tư thông qua góp vốn, mua cổ phần đều tăng rất mạnh.