Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực thú y phục vụ người dân,ệtNamcótiềmnănglớnđểsảnxuấtvàxuấtkhẩuvaccinethúket qua newcastle jet doanh nghiệp Chuyển cơ quan công an nếu phát hiện buôn bán thuốc thú y, vắc-xin nhập lậu |
Ngày 28/12 tại Hà Nội, Cục Thú y, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - NN&PTNT) cùng các đơn vị liên quan tổ chức Diễn đàn “Ứng dụng tiến bộ mới trong lĩnh vực vaccine thú y tại Việt Nam”.
Tại diễn đàn, Ths. Lê Toàn Thắng - Trưởng phòng Quản lý thuốc thú y (Cục Thú y) cho biết, hiện nay, Việt Nam có có 92 cơ sở sản xuất thuốc thú y đạt GMP-WHO, trong đó 12 cơ sở sản xuất vaccine thú y, với tổng số 218 loại vaccine.
Đặc biệt, Việt Nam đã tự sản xuất được một số loại vaccine phòng bệnh quan trọng như: Cúm gia cầm năm 2012; vaccine phòng bệnh tai xanh từ năm 2015; vaccine lở mồm long móng từ năm 2018; vaccine phòng bệnh dại từ năm 2019 và gần đây nhất là vaccine phòng dịch tả lợn Châu Phi năm 2022.
Quang cảnh diễn đàn. |
Bên cạnh đó, trong năm 2024, Việt Nam đã nhập 340 loại vaccine, trị giá 90 triệu USD. Trong đó, vaccine cho gia súc 85 sản phẩm, trị giá gần 60 triệu USD; vaccine cho gia cầm 255 sản phẩm, trị giá gần 26 triệu USD. Các sản phẩm vaccine nhập khẩu của Việt Nam đa phần đến từ những tập đoàn đa quốc gia hiện sở hữu công nghệ sản xuất vaccine tiên tiến, an toàn hàng đầu trên thế giới hiện nay...
Về hợp tác quốc tế, Việt Nam luôn sẵn sàng trong hợp tác, nghiên cứu phát triển, chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine thú y thế hệ mới, an toàn, hiệu quả. Đồng thời, ưu tiên nhập khẩu các sản phẩm vaccine thú y phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh khẩn cấp, dịch bệnh mới nổi như viêm da nổi cục, viêm khớp MS,…. cũng như nhập khẩu vaccine thú y theo nhu cầu của các nhà chăn nuôi, doanh nghiệp để phòng, chống dịch bệnh trên động vật tại Việt Nam. |
Đặc biệt, Bộ NN&PTNT và Cục Thú y luôn tạo điều kiện tối đa cũng như khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất vaccine thú y của Việt Nam xuất khẩu các sản phẩm vaccine thú y đến các nước trong khu vực và quốc tế, từ đó góp phần khẳng định uy tín, thương hiệu và trách nhiệm của Việt Nam với ngành thú y của thế giới.
Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy - Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường nhấn mạnh, Việt Nam đã nhanh chóng gia nhập cuộc đua chế tạo các loại vaccine thú y; đã sản xuất được một số loại vaccine phòng bệnh quan trọng.
Đặc biệt, Việt Nam đã sản xuất thành công và chính thức xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi AVAC ASF LIVE của Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam sang 5 nước, đánh dấu thành tựu lớn được cả thế giới công nhận.
“Trong thời gian tới, với những thành tựu và dấu ấn đã được thế giới ghi nhận, Việt Nam có tiềm năng lớn để tiếp tục phát triển và sáng tạo ra các loại vaccine mới, đáp ứng nhu cầu bảo vệ sức khỏe vật nuôi và người tiêu dùng. Với xu hướng xã hội hóa nguồn lực cùng sự tham gia mạnh mẽ của các doanh nghiệp, ngành thú y và chăn nuôi Việt Nam đã chuẩn bị sẵn sàng để áp dụng những công nghệ tiên tiến, phát triển các loại vaccine hiện đại” - bà Thủy chia sẻ.
Việt Nam đã sản xuất thành công vaccine dịch tả lợn châu Phi. Ảnh: TL |
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Văn Long - Cục trưởng Cục Thú y nhấn mạnh, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ vaccine trên thế giới tạo ra cơ hội cho Việt Nam học hỏi và hợp tác. Sự phát triển đáng kể trong hợp tác khoa học công nghệ và công nghệ sản xuất vaccine của Việt Nam đã tiếp cận trình độ thế giới.
Cục trưởng Cục Thú y cũng khẳng định việc sử dụng vaccine là vô cùng quan trọng và cần thiết trong việc kiểm soát dịch bệnh và khuyến nghị các chi cục chăn nuôi, thú y, thủy sản và các doanh nghiệp liên quan cần hợp tác chặt chẽ trong công tác kiểm soát dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm./.