【kết quả nữ trung quốc】Sốc độc tố do nhiễm trùng: Bệnh có nguy cơ tử vong cao song ít ai ngờ
Suýt mất chân từ một vết côn trùng cắn
Trong chuyến thăm quê tại Bến Tre vào tháng 6/2023,ốcđộctốdonhiễmtrùngBệnhcónguycơtửvongcaosongítaingờkết quả nữ trung quốc ông P.N.N. (54 tuổi, Việt kiều Mỹ, cơ địa bệnh đái tháo đường) bị côn trùng đốt ở cẳng chân trái. Vết đốt không nghiêm trọng tuy nhiên trong một lần đi gặp trời mưa, vết thương bị tiếp xúc với nước ngập, gây sưng viêm.
Trong vòng 4 ngày, vết côn trùng cắn sưng tấy, lan rộng từ mắt cá trái tới cẳng chân, lên gối rồi đùi trái, thậm chí lên tới bẹn. Ông được đưa vào Bệnh viện FV cấp cứu.
Các bác sĩ làm kháng sinh đồ để định danh vi khuẩn. (Ảnh: FV).
Khi đến bệnh viện, bệnh nhân có dấu hiệu sốc, mạch nhanh, tụt huyết áp, thở nhanh… nên lập tức được chuyển vào Phòng Săn sóc đặc biệt (ICU). Song song đó, thông tin về ca bệnh nhanh chóng được chuyển đến các chuyên khoa bao gồm Khoa Truyền nhiễm, Chấn thương chỉnh hình để có được những can thiệp chính xác kịp thời. “Khi xem qua bệnh cảnh của bệnh nhân, tôi nghi ngờ đây là một trường hợp sốc độc tố nên đã đề xuất sử dụng các kháng sinh bao phủ độc tố” - TS. BS. Dương Bích Thủy – Khoa Truyền nhiễm cho biết.
Khoảng 1 ngày sau nhập viện, Khoa Xét nghiệm cho biết cấy mủ vết thương của ông N. mọc hai loại vi khuẩn là Streptococcus pyogenes và Stenotrophomonas maltophilia. Trong đó, Streptococcus pyogenes là loại vi khuẩn nguy hiểm vì có khả năng phóng thích độc tố vào máu, gây sốc độc tố, đúng như tiên lượng ban đầu của bác sĩ.
Bác sĩ Thuỷ đánh giá, đây là bệnh cảnh nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao, có thể lên đến 70%. Trường hợp ông N., hội chứng sốc độc tố đã dẫn đến viêm cân mạc hoại tử cẳng chân trái và suy thận, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời bệnh nhân có thể phải chịu đoạn chi (mất chân) mới hy vọng giữ được tính mạng. Theo y văn thế giới, viêm cân mạc hoại tử cẳng chân cũng là bệnh cảnh dẫn tới mất chi nhiều nhất.
Một cuộc hội chẩn liên chuyên khoa giữa các bác sĩ ngoại khoa, gây mê hồi sức và bác sĩ truyền nhiễm đã được tiến hành nhanh chóng và thống nhất chỉ định phẫu thuật cắt lọc mô chết ở chân trái, cùng với sử dụng kháng sinh thích hợp (vừa có tác dụng diệt vi khuẩn vừa có tác dụng trung hòa độc tố do vi khuẩn tiết ra). Đồng thời bệnh nhân cần được điều trị hồi sức tích cực mới hy vọng bảo toàn tính mạng và giảm thiểu nguy cơ mất chi.
Bệnh nhân phải trải qua 3 cuộc mổ để cắt lọc mô bị hoại tử. (Ảnh: FV).
BSCKI. Trương Hoàng Vĩnh Khiêm – Khoa Chấn thương chỉnh hình cùng ê-kíp đã khẩn trương tiến hành phẫu thuật cho ông N. Bệnh nhân phải trải qua 3 cuộc mổ để cắt lọc mô chết. Các phẫu thuật được thực hiện với sự tỉ mỉ, cẩn trọng, cố gắng bảo tồn tối đa mô lành đồng thời phải lọc sạch mô hoại tử.
Sau 3 tuần điều trị nhiễm trùng và chăm sóc hậu phẫu tích cực, vết thương đã liền mép, ông N. được xuất viện. Kết quả tái khám ngày 13/7 cho thấy sức khỏe của ông ổn định, có thể quay về Mỹ.
Bệnh nhân mắc bệnh nền không nên chủ quan vết thương nhỏ
Tiến sĩ, bác sĩ Dương Bích Thủy – Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện FV cho biết, sốc độc tố là bệnh không hiếm gặp. Trước đó, ngày 31/5/2023, một bệnh nhân 49 tuổi (ngụ tại quận 7, TP.HCM) có tiền sử mắc hội chứng thận hư phải nhập viện FV cấp cứu trong tình trạng sốc nặng.
Nguyên nhân cũng từ một vết trầy nhỏ ở ngón cái bàn tay phải, trong vài ngày, vết thương sưng đỏ, lan rộng cả cánh tay phải, đồng thời xuất hiện thêm tình trạng viêm mô tế bào ở cẳng chân trái lan lên tận đùi trái.
Nghi ngờ bệnh nhân bị sốc độc tố, các bác sĩ Khoa Truyền nhiễm phối hợp với Khoa Hồi sức cấp cứu chỉ định dùng thuốc kháng sinh vừa có tác dụng diệt trùng vừa có khả năng trung hòa độc tố cho bệnh nhân. Đồng thời bệnh nhân cũng được can thiệp các biện pháp hồi sức tích cực như thở máy xâm lấn, hồi sức tuần hoàn, lọc máu hấp phụ cytokine… Kết quả cho thấy ông bị nhiễm khuẩn máu do Streptococcus pyogenes. Sau hơn 1 tháng điều trị, ngày 4/7 bệnh nhân đã được xuất viện.
Bác sĩ Thủy khuyến cáo: “Người có bệnh nền như tiểu đường, gan mạn tính, hội chứng thận hư, người phải sử dụng thuốc ức chế miễn dịch như Corticoid, người bệnh HIV/AIDS… dễ có nguy cơ nhiễm trùng nặng từ các vết thương, sang thương ngoài da dù nhỏ. Không nên dùng các liệu pháp dân gian như đắp lá cây cỏ, đắp nóng, chích lể… mà phải đến cơ sở y tế để được chăm sóc thích hợp và điều trị kịp thời. Nếu không được xử trí tốt, vết thương rất dễ bị bội nhiễm vi khuẩn, có thể dẫn đến các biến chứng như viêm mô tế bào, nhiễm trùng máu, sốc nhiễm trùng, sốc độc tố, nguy cơ tử vong cao trong vòng vài ngày thậm chí vài giờ”.
Hiện tại, FV là một trong số ít bệnh viện có thành lập Khoa Truyền nhiễm với mục tiêu kết hợp chặt chẽ với liên chuyên khoa, đăc biệt là chuyên khoa ngoại trong công tác chẩn đoán, chỉ định xét nghiệm, chọn lựa kháng sinh, theo dõi diễn tiến điều trị kháng sinh cho cả bệnh nhân nội và ngoại trú. Với hiểu biết chuyên sâu về kháng sinh, các bác sĩ Khoa Truyền nhiễm đã, đang và sẽ góp phần tích cực trong việc quản lý sử dụng kháng sinh hiệu quả với mục tiêu “đúng bệnh nhân, đúng thuốc, đúng cách, đúng liều và đúng thời gian”.
Minh Nghĩa
(责任编辑:Cúp C2)
- Nổi lên tình trạng lợi dụng sàn thương mại điện tử, mạng xã hội để buôn lậu
- Làng nghề đan đó 200 năm tuổi đẹp như tranh
- The Sailing Bay
- Cục Hải quan TPHCM đóng góp quan trọng vào kết quả của ngành Tài chính
- Dù bạn không dùng mạng xã hội, Facebook vẫn biết rõ bạn
- Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh phải đăng ký kinh doanh
- EVNHCMC đồng bộ nhiều giải pháp đảm bảo cung ứng điện mùa khô
- Sơn La: Công khai thông tin 45 doanh nghiệp nợ thuế
- Cảnh giác thủ đoạn lừa đảo mới nhất
- Sở KH&CN TP.HCM: Đề xuất lương 120 triệu đồng/tháng chưa phải là cao
- Chiếu sáng Việt Nam trong thời kỳ kỷ nguyên số: Cơ hội và thách thức
- Ngành Hải quan đưa vào sử dụng nhiều trang thiết bị hiện đại
- Tân Hoàng Minh tiết lộ số tiền nộp vào tài khoản của cơ quan điều tra
-
Party chief works with Bình Dương Military Command
Party chief works with Bình Dương Military CommandJanuary 05, 2025 - 16:10 ...[详细] -
Quảng Ngãi: Khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà
Hội thảo phát triển điện mặt trời trên mái nhà với mục đích kết nối khách hàng, chủ đầu tư, các nhà ...[详细] -
Ngành hóa chất: Ưu tiên cải cách thủ tục hành chính
Bãi bỏ 24 TTHC Theo Cục Hóa chất, năm 2018, Cục đã thực hiện hủy bỏ, bãi bỏ 24 TTHC, công bố ban hàn ...[详细] -
Nguyên liệu đầu vào tăng cao, ổn định thuế phí để hỗ trợ sản xuất
Quay cuồng trong "bão giá"Sau thời gian dài chịu lỗ, Công ty Vissan (TP.H ...[详细] -
Nổi lên tình trạng lợi dụng sàn thương mại điện tử, mạng xã hội để buôn lậu
Hoàn thiện chính sách, tránh lợi dụng cư dân biên giới để buôn lậu Hải quan “vấp” nhiều vướng mắc kh ...[详细] -
Người Việt chi hơn 1 tỷ USD mua iPhone
Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2021 của Bộ Công Thương cho biết nhập khẩu đ ...[详细] -
Uniben và hành trình 30 năm sáng tạo vì lợi ích toàn diện
30 năm dẫn đầu ngành hàng mì ăn liềnCác sản phẩm sáng tạo của Uni ...[详细] -
Luật Quản lý thuế “chắp cánh” để đại lý thuế phát triển
Ông Đặng Ngọc Minh - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế (hàng đầu, bên phải) trao Giấy khen của Bộ tr ...[详细] -
Nổ khí gas tại nhà dân ở Hà Nội, 4 người bị thương
Theo nguồn tin riêng của PV VietNamNet, một vụ nổ khí gas trong nhà dân vừ ...[详细] -
Hải quan Quảng Ninh và Hải Dương: Kích hoạt các biện pháp phòng chống dịch Covid
Cán bộ hải quan sân bay Vân Đồn, Quảng Ninh thực hiện các biện pháp phòng chống dịch. Ảnh: Thanh Hoa ...[详细]
- Thêm một điện thoại “nồi đồng cối đá” hấp dẫn người dùng
- Không được tái xuất phế liệu qua cửa khẩu đường bộ và đường thủy nội địa
- Chính sách thúc đẩy sản xuất, kinh doanh là yêu cầu số 1
- Nhiều đối tượng được hỗ trợ lãi suất 2%/năm
- Thư ký tài chính Công ty AIC về nước đầu thú
- Sầu riêng Musang King, mít ruột đỏ giá tiền triệu vẫn đắt hàng
- Giá xăng ngày mai 21/5: Tiếp tục tăng