【kết quả bóng đá aff cup】Chuẩn hóa và minh bạch hóa báo cáo tài chính DN

Bộ Tài chính luôn quan tâm tổ chức các cuộc hội thảo cập nhật kiến thức

Bộ Tài chính luôn quan tâm tổ chức các cuộc hội thảo cập nhật kiến thức về kế toán kiểm toán theo chuẩn quốc tế. Ảnh: Đàm Lam

“Đề án có nhiệm vụ xác định rõ đối tượng,ẩnhóavàminhbạchhóabáocáotàichíkết quả bóng đá aff cup nội dung, phương án và kế hoạch thực hiện áp dụng chuẩn mực kế toán theo IFRS,...”, Tiến sỹ Vũ Đức Chính, Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán chia sẻ về vấn đề này trong cuộc trao đổi với phóng viên TBTCVN.

PV: Thưa ông, quá trình hội nhập sâu rộng đã thúc đẩy việc chúng ta khẩn trương áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế vào Việt Nam. Như vậy đến nay chúng ta mới có đề án này liệu có chậm?

- Tiến sỹ Vũ Đức Chính: Việc áp dụng IFRS vào Việt Nam là yêu cầu khách quan, tất yếu trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế.

Trên bình diện thế giới, xu hướng chung hiện nay đã và đang có sự chuyển dịch trong việc áp dụng chuẩn mực kế toán từ chuẩn mực quốc tế về kế toán (IAS) sang IFRS. Thực tế, IFRS đã được chấp nhận rộng rãi trên toàn cầu, ngày càng được nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới áp dụng hoặc cam kết áp dụng trong tương lai gần. Theo tài liệu của Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế, có 119/143 (chiếm tỷ lệ 83,2%) quốc gia và vùng lãnh thổ yêu cầu áp dụng IFRS đối với các công ty đại chúng trong nước, phần lớn các nước còn lại cũng đang tiếp cận để áp dụng IFRS.

Tiến sỹ Vũ Đức Chính
Tiến sỹ Vũ Đức Chính
Còn ở Việt Nam, trong giai đoạn từ năm 2001 đến 2005, Bộ Tài chính đã ban hành 26 chuẩn mực kế toán doanh nghiệp Việt Nam (VAS) dựa trên hệ thống IAS của giai đoạn đó. Sau hơn 10 năm áp dụng, VAS đã khẳng định ý nghĩa và vai trò trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính, góp phần nâng cao tính minh bạch, trung thực của báo cáo tài chính, cung cấp thông tin chất lượng, phù hợp với trình độ quản lý và đặc thù của Việt Nam.

Tuy nhiên, trong thời gian qua VAS chưa được kịp thời cập nhật, bổ sung. Đồng thời, do sự phát triển của các giao dịch kinh tế, tài chính và khuôn khổ pháp lý kế toán mới nên VAS đã bộc lộ nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, thị trường vốn phát triển mạnh mẽ, ngày càng phát sinh các nội dung chưa phù hợp của IAS với thực tế hiện nay. Vì vậy, với xu hướng chung trên thế giới và yêu cầu thực tế, Việt Nam cũng cần tiếp cận với IFRS. Đây là bước tiếp theo của việc chuẩn hóa theo thông lệ quốc tế.

PV: Thưa ông, có ý kiến cho rằng việc áp dụng theo IFRS sẽ có tác động nhiều mặt. Ông đánh giá thế nào về những tác động này?

- Tiến sỹ Vũ Đức Chính: Có nhiều ý kiến trao đổi về vấn đề này. Về cơ bản các ý kiến thống nhất về mặt lợi ích thể hiện qua việc góp phần tăng cường tính minh bạch của thông tin tài chính, thu hút đầu tư nước ngoài; các doanh nghiệp có điều kiện tham gia, hội nhập sâu rộng, tiếp cận các dòng vốn trên thị trường quốc tế; tạo thuận lợi trong công tác đánh giá, quản lý, giám sát tình hình tài chính và kết quả kinh doanh; tăng điểm cho việc công nhận của quốc tế về kinh tế thị trường của Việt Nam; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực kế toán, tài chính; đối với một số doanh nghiệp, giảm bớt chi phí phát sinh cho việc chuyển đổi báo cáo tài chính…

Tuy nhiên, IFRS là những nguyên tắc chung, có tính chất khuyến cáo cho các quốc gia, không gắn trực tiếp với quốc gia nào. Vì vậy, ở Việt Nam, khi triển khai áp dụng cũng có thể gặp khó khăn như: Thị trường vốn, thị trường tài chính chưa phát triển đủ mạnh. Thị trường hoạt động đang trong giai đoạn hình thành chưa sẵn sàng cung cấp thông tin về giá trị hợp lý một cách đáng tin cậy. Một số doanh nghiệp không muốn áp dụng IFRS do ngại công khai về tình hình tài chính của mình. Nguồn nhân lực hiện nay nhìn chung còn hạn chế, yêu cầu kỹ thuật của IFRS khá phức tạp, một số xét đoán mang tính chủ quan, đòi hỏi trình độ và đạo đức nghề nghiệp của người làm kế toán…

Ngoài ra, các cơ chế chính sách tài chính, thuế của Việt Nam có những khác biệt với thông lệ quốc tế, được nêu trong các IFRS. Vì vậy cần tính đến việc bổ sung, sửa đổi về cơ chế tài chính, thuế; hoặc nếu khó đạt đến sự tương đồng thì cần có các hướng dẫn để tổ chức thực hiện một cách phù hợp, đảm bảo lợi ích của cả Nhà nước và doanh nghiệp. Hơn nữa, thông tin của các doanh nghiệp có hoặc không áp dụng IFRS có thể không đồng nhất, dẫn đến sự hiểu lầm của người sử dụng thông tin báo cáo.

Hiện nay, Bộ Tài chính đang tổ chức nghiên cứu nội dung của IFRS, đánh giá sự khác biệt giữa VAS và IFRS và các tác động, tính khả thi, lợi ích cũng như khó khăn, thách thức có thể gặp phải khi áp dụng IFRS. Từ đó có căn cứ thống nhất xây dựng nội dung, kế hoạch, lộ trình cho các đơn vị áp dụng IFRS; cho các đơn vị áp dụng VAS đã được cập nhật; hoặc cho các đơn vị có quy mô nhỏ, siêu nhỏ một cách phù hợp nhất.

PV: Theo những nghiên cứu của mình, để từng bước áp dụng IFRS vào Việt Nam, Bộ Tài chính đã có kế hoạch triển khai ra sao thưa ông?

- Tiến sỹ Vũ Đức Chính: Trong thời gian gần đây, Bộ Tài chính và một số tổ chức nghề nghiệp quốc tế đã phối hợp tổ chức hội thảo, giới thiệu và phổ biến IFRS sâu rộng đến các bộ, ngành, cộng đồng doanh nghiệp.

Việc tiếp cận IFRS đã được nêu rõ trong Chiến lược kế toán, kiểm toán đến năm 2020 tầm nhìn 2030, với nhiệm vụ cập nhật hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế. Điều 7 của Luật Kế toán 2015 cũng đã khẳng định “Bộ Tài chính quy định chuẩn mực kế toán, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán trên cơ sở chuẩn mực quốc tế về kế toán phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam”.

Để cải thiện môi trường kinh doanh, phát triển bền vững, hỗ trợ thị trường chứng khoán, bảo vệ nhà đầu tư và thu hút đầu tư nước ngoài, Chính phủ đã yêu cầu phải nâng cao tính minh bạch của thông tin tài chính. Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam, một trong giải pháp cốt lõi trong đó là việc áp dụng IFRS đối với thị trường chứng khoán, nhằm nâng cao chất lượng và tính minh bạch trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán.

Đề án có nhiệm vụ xác định rõ đối tượng, nội dung, phương án và kế hoạch thực hiện áp dụng chuẩn mực; nhiệm vụ của các đơn vị khi thực hiện xây dựng và hướng dẫn chuẩn mực cho các đơn vị của bộ. Nội dung quan trọng của đề án này còn có việc xây dựng các phương án xử lý, ứng xử khi có khác biệt về cơ chế, chính sách tài chính, thuế tại Việt Nam. Do vậy nội dung của đề án cần có sự trao đổi, bàn bạc kỹ lưỡng để có căn cứ triển khai hiệu quả sau được khi phê duyệt.

PV: Xin cảm ơn ông!

Song Linh (thực hiện)

World Cup
上一篇:Cả nước mới đưa vào khai thác 13km đường sắt đô thị
下一篇:Thư ký tài chính Công ty AIC về nước đầu thú