【trận vn hôm nay】Tiểu đoàn 307 anh hùng
(CMO) Những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Tiểu đoàn 307 ra đời, làm nòng cốt xây dựng, phát triển phong trào du kích, Tiểu đoàn hoạt động mạnh mẽ trên khắp chiến trường Nam Bộ.
Năm 1945, thực dân Pháp trở lại xâm lược đất nước ta. Đầu năm 1947, chúng đưa quân chiếm đóng hầu hết các vùng ĐBSCL, hòng bình định và thôn tính lâu dài. Đáp lại lời kêu gọi cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, Tiểu đoàn 307 được thành lập tại xã Mỹ Phước (Đồng Tháp Mười), rồi vừa hành quân, vừa huấn luyện, chiến đấu xây dựng kỷ luật quân đội. Ngày 5/7/1948, Tiểu đoàn nhận nhiệm vụ làm lễ xuất quân tại huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre và từ đó lấy ngày này làm ngày truyền thống của đơn vị mãi đến sau này.
Từ buổi xuất quân của Tiểu đoàn năm ấy! Ngày 5/7/1948 đến ngày 20/7/1954 đình chiến, Tiểu đoàn chiến đấu 110 trận, có 9 trận đánh lớn tiêu diệt giặc cấp tiểu đoàn, 20 trận đánh tiêu diệt cấp đại đội - trung đội. Đã bắn chìm, cháy 9 tàu sắt và 12 xe quân sự (bọc thép) của giặc. Tiểu đoàn bắt sống trên ngàn tù binh, có 1 trận bắt 97 lính Âu Phi (đánh thuê), trận Mộc Hoá (tỉnh Long An) tiêu diệt 320 tên giặc. Cuộc sống và hoạt động của Tiểu đoàn là liên tục hành quân và chiến đấu, mỗi năm chỉ dừng lại ở vùng căn cứ để rèn luyện quân đội. Từ Quân khu 8 (An Giang, Mỹ Tho, Long Châu Sa Đồng Tháp), Tiểu đoàn vượt sông Tiền sang tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre, mỗi khi đánh địch là chiến thắng. Năm 1952, Khu 8 và Khu 9 ghép lại gọi “Liên khu miền Tây”, Tiểu đoàn 307 được giao nhiệm vụ về hoạt động các tỉnh Cần Thơ, Sóc Trăng, Rạch Giá, Long Châu Hà, Bạc Liêu - Cà Mau, đi tận cùng đất nước.
Đời bộ đội thời kỳ kháng chiến chống Pháp hoạt động gian khổ, thiếu ăn, thiếu mặc, song, có lẽ cực nhọc nhất là hành quân chiến đấu liên tục, không đóng quân ở một địa điểm quá 4 ngày, quân đi suốt những tháng hè đổ lửa, hành quân không mỏi vào những mùa nước lũ đường xa trơn trợt, cầu khỉ cheo leo. Qua rừng, qua bưng, những đêm dài thức trắng… nhưng cuộc sống, hoạt động và chiến đấu ở Tiểu đoàn 307 thật sôi nổi hào hùng! Tình đồng chí - đồng đội gắn bó, tình quân dân đùm bọc như cá với nước, hy sinh vì lý tưởng cao đẹp, vì sự nghiệp giải phóng dân tộc!
Một tiểu đội của Tiểu đoàn 307. Ảnh tư liệu |
Sở trường của Tiểu đoàn là đánh tập trung, chiến công của Tiểu đoàn qua các chiến thắng lớn như: Trận Mộc Hoá, La Bang, trận Phong Phú (Cầu Kè), trận Bàu Thúi, Bảy Háp, Nhị Nguyệt (Cà Mau) các trận ở An Biên (Kiên Giang) đánh tiêu diệt địch cấp tiểu đoàn, bắt sống hơn 500 tù binh. Hưởng ứng chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, về Cà Mau Tiểu đoàn phối hợp các lực lượng địa phương, đánh bức rút, bức hàng hàng loạt đồn bót, buộc quân giặc phải rút khỏi địa bàn An Biên, huyện An Biên (Bạc Liêu cũ) hoàn toàn giải phóng.
Tiểu đoàn 307 hoạt động đến đâu, phong trào Nhân dân du kích chiến tranh ở địa phương đó phát triển mạnh mẽ đến đó. Khí thế quần chúng kháng chiến tăng lên, quân thù co lại. Vũ khí của giặc thu được trong các trận đánh Tiểu đoàn thường tổ chức trao tặng cho đơn vị du kích địa phương để bảo vệ xóm làng. Bộ đội của Tiểu đoàn là con em của dân, từ Nhân dân mà ra, vì Nhân dân mà chiến đấu. Đi đến đâu bộ đội cũng lao động giúp dân, kính trọng, bảo vệ tài sản, không xâm phạm cây kim sợi chỉ của dân như trong 10 lời thề danh dự của người quân nhân của Tiểu đoàn. Với những hành động thiết thực, bộ đội truyền cho dân các chủ trương của Đảng, của Bác Hồ bằng chiến công giết giặc cứu nước, xứng đáng cho dân tin yêu và quý trọng. Tiểu đoàn để lại cho dân những kỷ niệm sâu sắc như: Vườn chuối 307, con đường 307 và trường học 307…
Tinh thần chiến đấu dũng cảm, ngoan cường của tiểu đoàn xuất phát từ giác ngộ cách mạng và lòng trung thành tuyệt đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, là yếu tố tạo nên sức mạnh chiến đấu và chiến thắng. Trong các trận chiến đấu giết giặc, một tiếng hét xung phong của người chỉ huy hay lệnh kèn xung trận thì trăm người như một xông lên tiêu diệt kẻ thù. Có biết bao chiến sĩ bị thương vẫn quyết bám vị trí chiến đấu.
“Buổi xuất quân của Tiểu đoàn năm ấy!
Cả tiểu đoàn thề dưới sao vàng,
Người chiến sĩ tiếc gì máu rơi…”
Sau khi quán triệt và học tập việc thi hành Hiệp định Geneve năm 1954, Bộ Tư lệnh Phân liên khu miền Tây phân công Tiểu đoàn 307 tiếp quản thị trấn Cà Mau (thời kỳ đó Cà Mau là thị trấn). Trong 200 ngày đêm, quân với dân Cà Mau cùng vệ sinh môi trường, giúp dân sửa nhà - cầu - đường, liên hoan văn nghệ trên đường phố. Ngày 1/2/1955, Tiểu đoàn 307 rời Cà Mau trên đoàn xuồng ba lá ra cửa sông Ông Đốc trong sự lưu luyến tiễn đưa của đồng bào, những cái vẫy tay, mong ngày gặp lại!
Ban Chỉ huy Tiểu đoàn 307 chọn 28 cán bộ nòng cốt, bí mật ở lại miền Nam bảo vệ Trung ương Cục. Chiều 2/2/1955, chuyến tàu Ba Lan cuối cùng chuyển quân tập kết tách bến... Hàng vạn cái vẫy tay của Nhân dân, cùng những vẫy tay tạm biệt miền Nam của cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 307 luôn khắc ghi và hẹn ngày gặp lại./.
Nguyễn Hiệp
(责任编辑:La liga)
- ·Trung Quốc lên tiếng "trấn an" về nguy cơ bệnh đường hô hấp do virus HMPV
- ·Galaxy Note 7 vẫn kém xa iPhone 6S
- ·Giá vàng hôm nay 3/8/2016 đạt đỉnh 2 năm, USD lập đáy
- ·Dân sành ăn bỏ chục triệu/tháng ăn hoa quả Nhật
- ·Người Việt xếp hàng chờ mua iPhone 6S và 6S Plus tại Mỹ
- ·Chi gần 3,5 triệu USD cho bữa trưa đặc biệt
- ·Bán dạo chanh đào tại Sài Gòn kiếm tiền triệu mỗi ngày
- ·ông chủ FLC: Choáng váng khối tài sản tăng như 'vũ bão'
- ·Syngenta Việt Nam tặng 2 điểm trường và 4 mái ấm trị giá hơn 1 tỷ đồng
- ·'Hot girl bolero' Jang Mi: 'Tôi không bắt chước Như Quỳnh'
- ·Nguyên nhân tai nạn đặc biệt nghiêm trọng khiến 6 người thương vong ở Hà Giang
- ·Ô tô 100 triệu: Coi chừng rước 'nợ' vào thân
- ·'Galaxy Note 7 cháy hàng là tín hiệu tốt của thị trường'
- ·Vinamilk khuyến mãi: Mua Super Susu
- ·Prudential khởi động chương trình “Tăng cường sức khỏe chủ động”
- ·Thanh long đổ đống lề đường Sài Gòn giá 200 đồng/kg tại vườn
- ·Tập đoàn Hòa Phát theo chân bầu Đức đi 'nuôi lợn'
- ·Siêu xe Ferrari LaFerrari mui trần được đại gia trả giá 87,6 tỷ
- ·Tiến độ giải phóng mặt bằng cao tốc Biên Hoà
- ·Honda và Yamaha nên mua xe máy của hãng nào là tốt nhất?