您现在的位置是:Nhà cái uy tín >>正文

【tỷ số và tỷ lệ bóng đá ma cao】Nhớ quá khứ để sống tốt với hiện tại

Nhà cái uy tín15144人已围观

简介“Thời chiến tranh ác liệt, những người lính cách mạng như tôi đều ao ước ngày được sống tự do. Nhưng ...

Báo Cà Mau“Thời chiến tranh ác liệt, những người lính cách mạng như tôi đều ao ước ngày được sống tự do. Nhưng hoà bình rồi thì rất nhiều người đã không trở về để cùng tận hưởng niềm vui chiến thắng. Còn sống là điều may mắn nên tôi phải sống sao cho xứng đáng với đồng chí, đồng đội, những người đã hy sinh để giành lấy độc lập tự do cho mình thụ hưởng hôm nay”, ông Tư Toàn (Nguyễn Văn Toàn, ấp Thị Tường, xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước) tâm niệm.

“Thời chiến tranh ác liệt, những người lính cách mạng như tôi đều ao ước ngày được sống tự do. Nhưng hoà bình rồi thì rất nhiều người đã không trở về để cùng tận hưởng niềm vui chiến thắng. Còn sống là điều may mắn nên tôi phải sống sao cho xứng đáng với đồng chí, đồng đội, những người đã hy sinh để giành lấy độc lập tự do cho mình thụ hưởng hôm nay”, ông Tư Toàn (Nguyễn Văn Toàn, ấp Thị Tường, xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước) tâm niệm.

Sinh ra trong một gia đình nghèo có đến 14 người con, nhưng chỉ có 4 con trai, theo truyền thống cách mạng của gia đình, sau khi anh trai hy sinh trong trận Mậu Thân, năm 1969, mới 15 tuổi, Tư Toàn đã tham gia công tác tại Tỉnh đội Cà Mau. Từng được luân chuyển qua nhiều nhiệm vụ khác nhau và tham gia nhiều trận đánh, nhưng với Tư Toàn, trận đánh đồn Nhà Thờ Cái Cấm (huyện Cái Nước) là trận đánh mà ông không bao giờ quên, vì trong trận này ông thoát chết trong gang tấc.

Người dân an toàn hơn khi đi trên cầu bê-tông do ông Tư Toàn bỏ tiền xây dựng, thay thế những chiếc phà làm bằng tấm xốp.

“Khoảng 5 giờ sáng thì các lực lượng cùng tấn công đồn Nhà Thờ Cái Cấm và tiếp quản đồn này chỉ trong vòng 2 tiếng đồng hồ. Sau khi các lực lượng rút dần, tôi và 2 đồng chí nữa được phân công ở lại thu gom vũ khí giao cho nhân công hoả tuyến. Khi tôi và anh Sáu Thành vừa bước ra khỏi cửa đồn khoảng 50 m thì Ðồn Chà Là pháo kích, anh Thành ngã xuống sát bên tôi, tôi quơ tay chụp lấy chân ảnh thì cảm giác toàn thân ảnh đang run bần bật và ảnh lịm dần. Tôi may mắn chỉ bị thương nhẹ ở đùi trong khi 2 anh em ở sát bên nhau”, giọng ông Tư Toàn nghèn nghẹn khi nhắc lại sự hy sinh đau đớn của đồng đội mình.

Năm 1975, khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, cũng là lúc Tư Toàn thực hiện lời hứa với cô bạn gái của mình. “Lúc đó chúng tôi đều công tác ở Tỉnh đội, cô ấy bên ngành quân trang, tôi thì có trách nhiệm đi nhận đồ về cấp lại cho bộ đội. Gặp nhau nhiều lần, đôi câu qua lại thì thấy mến rồi… yêu nhau. Và chúng tôi hứa hẹn sau ngày giải phóng đất nước sẽ cưới nhau”.

Năm 1976, vợ chồng Tư Toàn cùng xuất ngũ trở về ấp Thị Tường, được cha ruột cho 10 công đất, đôi vợ chồng trẻ cùng bắt tay lao động xây dựng cuộc sống mới. Ðến năm 1980, theo yêu cầu của chính quyền địa phương, ông Tư Toàn tham gia công tác ở xã đội, đến năm 1990 ông mới xin nghỉ vì điều kiện kinh tế gia đình. “Trong giai đoạn 10 năm này, gia đình tôi hết sức khó khăn. Thời điểm đó ở đây chủ yếu là trồng lúa mỗi năm 1 vụ và thu hoạch chỉ đủ ăn. Rồi 4 đứa con lần lượt ra đời, thiếu trước hụt sau thì làm gì có tiền mà thuê nhân công, nên tôi và vợ cùng cố gắng lao động, có khi tôi tranh thủ đi phát cả ban đêm”, ông Tư Toàn bộc bạch.

Sau khi xin thôi việc ở xã, ông Tư Toàn tập trung lo cho gia đình nhiều hơn. Ngoài công việc đồng áng, ông đi làm thuê (vác ống nước) cho mấy giàn khoan cây nước. Hơn 2 năm làm thuê, tích luỹ được ít vốn liếng, kinh nghiệm, ông quyết định mua máy khoan và đứng ra nhận khoan cây nước. Tuy đã là chủ, nhưng để bớt chi phí thuê nhân công, đích thân ông Tư Toàn cũng tham gia vác từng ống nước. Nghề khoan cây nước rất vất vả mà lại thường xuyên vắng nhà. Hơn nữa, năm 2000, nhiều nơi bắt đầu manh nha nuôi tôm vì thu nhập cao. Ông Tư Toàn lặng lẽ tìm đến huyện Ðầm Dơi học hỏi kinh nghiệm nuôi tôm.

Năm 2001, xã Hoà Mỹ chuyển dịch cơ cấu sản xuất, Tư Toàn thuê người múc 1 hầm nhỏ thử nghiệm nuôi tôm công nghiệp. Vụ đầu tiên trúng lớn, nhưng tôm bán không được giá và chi phí đầu tư ban đầu (máy bơm, xáng múc…) quá lớn nên thu nhập coi như huề vốn. Tuy nhiên, từ thành công ban đầu, ông Tư Toàn quyết định múc tiếp những hầm lớn hơn để nuôi tôm, rồi trúng tôm lại múc tiếp hầm mới… đến nay những hầm tôm công nghiệp nhà ông Tư Toàn vụ nào cũng đạt. Nhiều năm liền ông Tư Toàn được công nhận nông dân sản xuất giỏi. Khi đã có cái ăn, cái mặc, ông Tư Toàn luôn sẵn lòng giúp đỡ anh em cựu chiến binh, người nghèo đang gặp khó khăn…

Thay vì mua thức ăn tôm nhỏ lẻ ở các đại lý, ông Tư Toàn liên hệ mua hàng trực tiếp tại công ty và dự trữ tại nhà với số lượng lớn. Vừa phục vụ sản xuất của gia đình, vừa để giúp đỡ anh em hội viên, bà con trong xóm khi cần mượn, thu hoạch xong thì trả lại mà giá cả không thay đổi. Có khi có người cần tiền, ông Tư Toàn cũng cho mượn mà không tính lãi. Ngoài ra, những phong trào vận động ở địa phương giúp đỡ người nghèo, tổ chức thi đấu thể thao… ông đều tích cực đóng góp. Ðầu năm 2015, ông Tư Toàn bỏ ra gần 120 triệu đồng để xây dựng cây cầu bê-tông bắc ngang kinh Mười Phải, không chỉ thuận tiện đi lại cho gia đình ông mà cho hàng trăm hộ dân trong xóm./.

Bài và ảnh: Mỹ Pha

Tags:

相关文章