【thứ hạng của santos fc】Ý chí vươn lên của người đàn ông dị tật

Hình ảnh ông Sang (Nguyễn Văn Sang,ươnlncủangườiđnngdịtậthứ hạng của santos fc ở ấp Tân Quới Lộ, xã Bình Thành, huyện Phụng Hiệp) trên chiếc xe sửa đồ điện gia dụng lưu động đã trở nên quen thuộc với người dân nhiều địa phương thuộc huyện Phụng Hiệp. Đằng sau chiếc xe đó là ý chí vươn lên của người đàn ông dị tật...

Chân trái ông Sang bị teo cơ từ năm lên 3 tuổi và hiện chân phải cũng có dấu hiệu teo cơ.

Cuộc đời nhiều gian truân

Mặc dù sinh năm 1970 nhưng ông Sang khá gầy và già nua so với tuổi thật, giọng nói cũng pha chút đượm buồn. Vừa trò chuyện với chúng tôi, ông Sang vừa liên tục xoa bóp đôi chân của mình. Năm 3 tuổi, một cơn sốt bại liệt đã làm ông bị teo cơ chân trái, việc đi lại chủ yếu dựa vào lực chân phải, nhưng giờ chân phải của ông cũng đang bị chứng bệnh đau thần kinh tọa, thường xuyên đau nhức và tiếp tục có dấu hiệu bị teo cơ. Ông còn mang trong mình nhiều căn bệnh khác như tiểu đường, gan nhiễm mỡ, lao phổi, đau dạ dày,… Do không có điều kiện chữa trị bằng Tây y nên hiện tại ông chỉ châm cứu, hốt thuốc nam tại chùa uống hàng ngày.

Sinh ra trong một gia đình đông anh em, cha mẹ lại nghèo nên ông phải ra đời bươn chải từ sớm. Năm 18 tuổi, ông bắt đầu học nghề sửa điện gia dụng với một người chú ở tỉnh Đồng Tháp. Đến năm 37 tuổi, qua mạng xã hội, ông quen được một người phụ nữ đã qua một lần đò và có con riêng. Tuy không có con chung nhưng cả hai sống với nhau rất hạnh phúc tại quê vợ ở tỉnh Tây Ninh.

Rồi biến cố ập đến, khi hơn một năm trước, vợ ông đột ngột qua đời sau cơn đau tim. Những đứa con riêng của vợ không thương, đã lấy lại căn nhà nơi ông sinh sống. Không vợ con, không nhà cửa, ông sống lay lắt qua ngày nhờ việc đi sửa đồ điện tử dạo và sự cưu mang của những người quen. Do đau buồn nên ông sinh bệnh, nằm viện mấy tháng trời ở Đồng Nai mà bệnh tình không thuyên giảm. Biết được tình trạng của ông, hai vợ chồng người em gái đã đón ông về nhà riêng ở ấp Tân Quới Lộ, xã Bình Thành, huyện Phụng Hiệp, để chăm sóc.

Ngày về nhà em gái, ông Sang không đi đứng, không ăn uống được, nhưng nhờ sự tận tình của các em và ý chí sinh tồn của bản thân, sức khỏe của ông đã dần cải thiện.

Không đầu hàng số phận

Vực dậy sau cơn bệnh, ông Sang quyết tâm đi làm để kiếm tiền phụ với gia đình em gái trang trải cuộc sống còn nhiều khó khăn. Ông Đặng Văn Minh, em rể ông Sang, kể: “Thấy anh còn yếu, vợ chồng tôi không yên tâm để anh đi làm, nhưng anh kiên quyết quá nên chúng tôi đành xuôi theo. Sợ anh đi một mình không tiện, tôi cho đứa con theo phụ anh, sẵn để cháu học nghề sửa chữa từ cậu”.

Với sự hỗ trợ của gia đình ông Minh, dịch vụ sửa chữa đồ gia dụng Sang - Minh đã ra đời, ông Sang vừa nhận sửa đồ tại nhà riêng của ông Minh, vừa sửa chữa lưu động tại các địa bàn lân cận. Thế là hơn 3 tháng nay, bà con ở khu vực các xã Bình Thành, Tân Bình, Hòa Mỹ, Hòa An, thị trấn Cây Dương, Kinh Cùng của huyện Phụng Hiệp bắt đầu quen với hình ảnh chiếc xe ba gác chở đồ nghề, phụ tùng, chạy len lỏi vào từng xóm, ấp để sửa đồ dạo.

Hàng ngày, cứ khoảng 7 giờ sáng là ông bắt đầu lên đường, đến tận chiều tối mới về tới nhà. Tuy tiền công không bao nhiêu nhưng cũng đủ để ông trang trải chi phí xăng dầu, ăn uống trong ngày. Dù đôi chân còn yếu ớt, cơ thể còn gầy gò và bệnh tật đeo mang, nhưng ông vẫn quyết tâm kiên trì và làm nghề với tất cả sự tận tâm, hy vọng công việc của mình có thể mang lại sự hữu ích cho tất cả mọi người.

Khi được hỏi về mong muốn của bản thân, ông Sang chia sẻ: “Cuộc sống này, không biết bao nhiêu cho đủ. Tôi chỉ mong mình có sức khỏe, có thể tiếp tục công việc để nuôi sống bản thân và phát triển nghề của mình, vậy là mừng rồi!”.

Bài, ảnh: ĐANG THƯ

Thể thao
上一篇:Thanh niên, phụ nữ chung sức xây dựng nông thôn mới
下一篇:Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Mưa rào, nắng nóng trở lại