您的当前位置:首页 > La liga > 【kqbd macarthur】Dư nợ tín dụng bất động sản chiếm trên 20% tổng dư nợ chung của nền kinh tế 正文
时间:2025-01-10 00:25:28 来源:网络整理 编辑:La liga
Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, tăng trưởng tín dụng bất động sản cao hơn so với mức tăng kqbd macarthur
Tín dụng vào lĩnh vực bất động sản tăng rất nhanh
Giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu tại phiên thảo luận về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”chiều 28/10, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết về những khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng trong lĩnh vực bất động sản.
Theo đó, vốn đầu tư vào thị trường bất động sản thường yêu cầu giá trị lớn và thời hạn dài. Vì vậy, cần huy động từ nhiều kênh và vốn ngân hàng chỉ là một kênh. Theo quy định của pháp luật hiện hành, các tổ chức tín dụng sẽ tự quyết định cấp tín dụng trên cơ sở thỏa thuận với khách hàng về mức cho vay, về thời hạn, về lãi suất.
Song khác với doanh nghiệp kinh doanh thông thường, các tổ chức tín dụng ngoài việc kinh doanh còn phải luôn luôn đảm bảo các tỷ lệ an toàn vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Nếu không có thể sẽ gây hệ lụy cho chính tổ chức tín dụng cũng như an toàn của toàn hệ thống.
“Vì thế mà ngay cả khi có những dự án khả thi, có khả năng trả nợ nhưng ngân hàng vẫn từ chối cho vay. Lý do có thể bởi thời hạn vay của dự án không phù hợp với khả năng cân đối vốn của ngân hàng. Nguồn vốn huy động của ngân hàng là ngắn hạn trong khi đó nhu cầu cho vay của doanh nghiệp bất động sản thường là dài hạn”, bà Hồng nói.
Ngoài ra, ngân hàng cũng có thể từ chối cho vay bởi có ưu tiên mục tiêu cấp bách khác, để đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng.
Song theo Thống đốc, trên thực tế tín dụng vào lĩnh vực bất động sản tăng rất nhanh trong thời gian qua. Tăng trưởng tín dụng bất động sản thường cao hơn so với mức tăng trưởng chung của nền kinh tế. Hiện dư nợ tín dụng bất động sản lên đến 3,15 triệu tỷ đồng, tức là chiếm khoảng trên 20% tổng dư nợ chung của nền kinh tế.
Theo bà Hồng, trong báo cáo của Bộ Xây dựng cho hay, nửa cuối năm 2022, việc tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp rất khó khăn, ngay cả khi có tài sản đảm bảo. Về vấn đề này, Thống đốc giải thích thêm, do sự cố tại Ngân hàng SCB vào đầu tháng 10/2022 có ảnh hưởng đến thanh khoản toàn hệ thống, đến niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài, tỷ giá có thể tăng tới 10%.
Trong bối cảnh đó, Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu cao nhất là đảm bảo an toàn hệ thống, đảm bảo khả năng chi trả cho người gửi tiền. Vì vậy, khi đó, Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất tiền gửi và không nới room tín dụng nhằm đảm bảo thanh khoản hệ thống.
“Tại thời điểm đó, bản thân các tổ chức tín dụng cũng rất thận trọng cho vay, nhất là cho vay các dự án bất động sản có kỳ hạn dài, nhằm đảo bảo thanh khoản của mình. Đến khi thanh khoản cơ bản ổn định, cuối tháng 12/2022, Ngân hàng Nhà nước mới nới room tín dụng”, Thống đốc cho hay.
Cho vay nhà ở xã hội: Ngân sách vẫn là nguồn quan trọng nhất
Với phản ánh của một số đại biểu về lãi suất cho vay còn cao, Thống đốc cho rằng, người vay bao giờ cũng mong muốn lãi suất thấp là điều dễ hiểu. Dù vậy, Thống đốc mong Quốc hội nhìn nhận sự cố gắng của ngành ngân hàng. Những năm qua, lãi suất trên thế giới liên tục tăng cao nhưng mặt bằng lãi suất của Việt Nam vẫn được kiểm soát, lãi suất cho vay hiện đã giảm 3% so với đầu năm 2022.
“Khi doanh nghiệp và người dân khó khăn, các tổ chức tín dụng đã dành chính nguồn lực tài chính của mình để miễn, giảm lãi cho doanh nghiệp và người dân. Ứớc tính con số này lên tới 60.000 tỷ đồng. Đây là con số không nhỏ”, Thống đốc NHNN thông tin.
Đối với tín dụng nhà ở xã hội, bà Nguyễn Thị Hồng cho hay, việc thực hiện mục tiêu phát triển nhà ở xã hội phụ thuộc nhiều vào nguồn lực nhà nước. Hiện nay, Ngân hàng chính sách xã hội đang triển khai 4 chương trình tín dụng chính sách nhà ở xã hội song ngân hàng này chỉ là đơn vị giải ngân, đối tượng vay do quy định của các bộ, ngành đề ra.
Trong bối cảnh nguồn vốn ngân sách dành cho nhà ở xã hội còn hạn chế, thời gian qua, ngành ngân hàng đã đưa ra gói gói tín dụng 120.000 tỷ đồng (hiện đã tăng lên 145.000 tỷ đồng). Đây là nguồn vốn do các tổ chức tín dụng tự huy động được từ người dân, sử dụng chính nguồn lực của mình để giảm lãi suất cho người vay.
“Giải ngân gói tín dụng này vẫn còn hạn chế (1.700 tỷ đồng). Sau COVID-19, nguồn thu của người có thu nhập thấp ngày càng khó khăn nên cầu vốn chưa cao. Hy vọng thời gian tới, khi khó khăn giảm bớt, cầu vốn của người dân sẽ tăng lên”, Thống đốc kỳ vọng.
Cẩm Tú(VOV.VN)(Nguồn: Báo điện tử VOV)Vợ chồng cô giáo ở Vĩnh Phúc sở hữu hơn 100 ‘sổ đỏ’2025-01-09 23:52
Bắt hơn 3 tấn chả không ngày sản xuất, thời hạn sử dụng2025-01-09 23:44
Người tiêu dùng cần tỉnh táo để “tiêu dùng an toàn”, tự bảo vệ mình2025-01-09 22:41
Công bố Quyết định thành lập Trường THCS Vinh Phú2025-01-09 22:39
Cơ quan hải quan nỗ lực giúp doanh nghiệp nâng mức độ tuân thủ2025-01-09 22:32
50% thẻ SIM ở Philippines có thể bị khóa trong tuần này2025-01-09 22:24
Video lính Ukraine điều khiển xe thiết giáp nhận từ Mỹ2025-01-09 22:10
Chuẩn bị tốt các điều kiện triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 9 và lớp 122025-01-09 22:09
Third Diên Hồng Awards honours 83 outstanding journalistic works2025-01-09 22:07
Giá vàng ngày 6/11: Vàng tăng mạnh phiên cuối tuần2025-01-09 21:56
VTG 2017 giới thiệu nhiều công nghệ đột phá trong ngành dệt may2025-01-10 00:23
Tạo bứt phá về ứng dụng công nghệ thông tin2025-01-10 00:15
Giá vàng sáng 5/10 tăng 50.000 đồng/lượng2025-01-10 00:14
Gói quà chứa cả nghìn bao thuốc lá lậu2025-01-09 23:42
Nghe sách Đắc Nhân Tâm2025-01-09 23:08
Kế hoạch chuyến thăm Đức của Tổng thống Ukraine nghi bị lộ2025-01-09 22:53
Giá vàng chiều ngày 20/10: Giá vàng trong nước tăng nhẹ2025-01-09 22:43
Nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên tiếng Anh theo Chương trình Giáo dục phổ thông 20182025-01-09 22:10
Cái bẫy giăng sẵn của chiêu 'việc nhẹ lương cao' ở nước ngoài2025-01-09 22:04
Bối rối khi học trò dậy thì sớm2025-01-09 21:52