发布时间:2025-01-10 10:10:14 来源:88Point 作者:Nhà cái uy tín
Tại Hội nghị giao ban vừa được tổ chức tại Hậu Giang,ềuvấnđềcầnthogỡtrongcngtctưkết quả giải đức 2 các đại biểu là lãnh đạo Sở Tư pháp tỉnh, thành khu vực phía Nam đã thẳng thắn trao đổi, thảo luận làm rõ nhiều vấn đề cần tháo gỡ trong công tác tư pháp thời gian qua.
Ông Huỳnh Văn Hạnh (đứng), Giám đốc Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng việc quản lý hoạt động thừa phát lại hiện đang gặp khó.
Bà Phạm Thanh Tuyền, Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Hậu Giang: Kiện toàn bộ máy tổ chức cơ quan tư pháp
- Những năm qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành và lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiều chủ trương, nghị quyết, kết luận về xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Đặc biệt, tại Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 18 Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới sắp xếp lại tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Đến nay, Sở Tư pháp đã quán triệt và ban hành kế hoạch triển khai thực hiện nghị quyết này với những nhiệm vụ, lộ trình cụ thể.
Trước mắt, sở sẽ rà soát hoạt động của các chi nhánh trung tâm trợ giúp pháp lý để có hướng duy trì, sáp nhập, giải thể; đồng thời tiến hành sắp xếp, kiện toàn, tinh gọn các phòng chuyên môn, hướng đến xã hội hóa một số đơn vị sự nghiệp thuộc sở. Tuy nhiên, việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy đang đối mặt với một số vướng mắc nhất định, như các phòng dự kiến sáp nhập có quy mô lớn, chức năng khác nhau nên sẽ gặp khó trong công tác phối hợp; Bộ Tư pháp chưa ban hành thông tư hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức cụ thể, nên mỗi địa phương sẽ có cách sáp nhập các phòng theo cách khác nhau, dẫn đến sự không thống nhất giữa các đơn vị.
Vì vậy, chúng tôi đề xuất Trung ương kịp thời sửa đổi, bổ sung một số văn bản quy phạm pháp luật, quy định hướng dẫn có liên quan để thực hiện việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức, bộ máy… Ngoài ra, Bộ Tư pháp nên ban hành thông tư mới nhằm bổ sung thêm chức năng, nhiệm vụ của cơ quan tư pháp địa phương, quy định cụ thể số lượng các phòng chuyên môn trực thuộc Sở Tư pháp để tạo thuận lợi trong việc thực hiện Nghị quyết số 18 đạt hiệu quả.
Ông Trần Minh Mẫn, Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Long An: Phát huy vai trò ngành tư pháp trong nâng cao năng lực cạnh tranh
- Năm 2017, Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Long An đứng thứ 15 cả nước. Đạt được kết quả này là nhờ sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị nói chung, ngành tư pháp nói riêng trong việc tham mưu giúp UBND tỉnh cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.
Cụ thể về lĩnh vực thể chế, nhiều doanh nghiệp cho rằng trong năm, tỉnh có nhiều chủ trương, chính sách đúng đắn, thân thiện và năng động, giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Với chức năng, nhiệm vụ tham mưu UBND tỉnh trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Sở Tư pháp luôn thực hiện tốt vai trò thẩm định, kiểm tra, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật. Từ đó, các văn bản khi được ban hành đều đảm bảo thống nhất, hợp hiến, hợp pháp, phục vụ đắc lực cho công tác quản lý nhà nước tại địa phương.
Bên cạnh đó, đơn vị còn giữ vai trò nòng cốt, chủ đạo trong thực hiện hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp thông qua việc tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản hỗ trợ kịp thời. Mặt khác là cơ quan kết nối các đơn vị có liên quan trong công tác hỗ trợ pháp lý trên cơ sở chuyển tiếp yêu cầu, thông tin doanh nghiệp đến các cơ quan chức năng, cũng như theo dõi, đánh giá, tổng hợp chất lượng hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo quy định pháp luật. Từ các hoạt động hỗ trợ này, năng lực pháp luật của doanh nghiệp dần được cải thiện, góp phần ổn định sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp trên địa bàn đối với doanh nghiệp trong nước và quốc tế.
Để tiếp tục cải thiện chỉ số cạnh tranh của tỉnh, chúng tôi sẽ tập trung một số giải pháp có trọng tâm, trọng điểm để góp phần nâng cao các chỉ số thành phần như dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, thiết chế pháp lý,… với mục tiêu cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đối với địa phương.
Ông Huỳnh Văn Hạnh, Giám đốc Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh: Hoạt động thừa phát lại còn những khó khăn
- Là một trong những địa phương đầu tiên thực hiện thí điểm thừa phát lại và qua 7 năm triển khai, hoạt động thừa phát lại trên địa bàn thành phố hiện được nhân rộng với những tín hiệu tích cực.
Đến năm 2017, hoạt động thừa phát lại đã lập được hơn 50.000 vi bằng, có những ngày Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh phải nhận đăng ký đến 400 vi bằng. Hiện nay, việc lập vi bằng giúp ích rất nhiều cho người dân và các cơ quan tư pháp. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, các cơ quan tố tụng đã sử dụng vi bằng để giải quyết nhiều vụ án lớn, nổi cộm (tranh chấp thương hiệu, nhái nhãn hiệu, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ).
Thế nhưng hoạt động thừa phát lại đang xuất hiện một số vấn đề bất cập. Cụ thể khi lập vi bằng, thừa phát lại chỉ ghi nhận sự kiện, hành vi xảy ra, nên trong thực tế xảy ra nhiều vấn đề khác thì thừa phát lại không thể xác định được nội dung. Chúng tôi cho rằng, việc lập vi bằng mang đến lợi nhuận rất lớn cho thừa phát lại (thấp nhất 3 triệu đồng/vi bằng) nên một số văn phòng thừa phát lại chạy theo số lượng vi bằng dẫn đến tiêu cực. Có những văn phòng một ngày lập hàng trăm vi bằng nhưng Sở Tư pháp chẳng kiểm soát được hiệu quả thực vì không thể nắm hết nội dung lập vi bằng.
Vấn đề này Bộ Tư pháp đang rất tích cực hướng dẫn đơn vị, nhưng việc xác định nội dung lập vi bằng hiện rất khó khăn. Trong khi đó, nghị định quản lý về thừa phát lại chưa được thông qua, dẫn đến việc quản lý, điều hành, xử lý sai phạm trong hoạt động này vẫn còn vướng mắc. Do đó, Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất Bộ Tư pháp sớm có ý kiến tham mưu Chính phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn chi tiết liên quan đến hoạt động thừa phát lại.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đánh giá, cùng với việc thực hiện chủ trương xã hội hóa, các nghề tư pháp tiếp tục được củng cố và khẳng định vai trò quản lý của các bộ, ngành liên quan; công tác hành chính tư pháp giải quyết được những vấn đề đặt ra ở Trung ương và địa phương,... Bên cạnh kết quả tích cực cũng thẳng thắn nhìn nhận những thách thức đang tồn tại. Chẳng hạn công tác thẩm định, rà soát văn bản chưa như mong muốn; hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật còn dàn trải. Cho nên tới đây phải có giải pháp hiệu quả, quyết tâm cao để khắc phục các vấn đề này. |
ĐÌNH BẢO ghi
相关文章
随便看看