Kết nối hạ tầng để cùng phát triển Ông Phan Văn Tùng,Đầutưhạtầngđểtạomắtxíchliênkếtvùbongdalu.com vn Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kon Tum cho biết, hiện nay, Quốc lộ 24 dù đã được thông suốt từ Cảng biển Dung Quất, kết nối Quốc lộ 1A lên Kon Tum và đến biên giới Lào, Campuchia. Tuy nhiên, việc đầu tưmở rộng tuyến đường này còn hạn chế đi lại khó khăn khi vận chuyển hàng hóa và hành khách. Quốc lộ 24 dài trên 168 km (qua Quảng Ngãi 68 km, Kon Tum 100 km) là tuyến giao thông đặc biệt quan trọng, huyết mạch nối các tỉnh Bắc Tây Nguyên với Khu công nghiệp Dung Quất, các trung tâm kinh tế, các cảng biển lớn như Đà Nẵng, Quảng Ngãi, mở cửa giao thương, lên vùng Tây Nguyên nói riêng, tỉnh Kon Tum nói chung phát triển hơn nữa trong thời gian tới. Hiện nay, Quốc lộ 24 đã từng bước đầu tư được 106 km, trong đó, 32 km trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi và 74 km trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Cụ thể, Dự ánCải tạo, nâng cấp Quốc lộ 24 bao gồm 2 thành phần đã hoàn thành. Trong đó, dự án thành phần 1 dài hơn 10 km qua Quảng Ngãi, với vốn đầu tư hơn 150 tỷ đồng, đã hoàn thành vào tháng 8/2021. Dự án thành phần 2 là mở rộng Quốc lộ 24 nối Kon Tum - Quảng Ngãi với tổng mức đầu tư 850 tỷ đồng đã hoàn thành. Hiện nay, các đợn vị thi công đang hoàn thiện hạng mục an toàn giao thông, vệ sinh toàn tuyến và hoàn thiện hồ sơ để nghiệm thu đưa vào hoạt động. Dự án Cải tạo, nâng cấp các đoạn xung yếu trên Quốc lộ 24 đoạn qua tỉnh Kon Tum có chiều dài 31 km, được Bộ Giao thông - Vận tải giao Sở Giao thông - Vận tải tỉnh Kon Tum làm chủ đầu tư. Theo ông Tùng, dù tuyến Quốc lộ 24 đã được cải tạo, nâng cấp, nhưng chỉ ở một số vị trí xung yếu, còn lại rất nhiều điểm hư hỏng nghiêm trọng vẫn chưa được sửa chữa nâng cấp. “Khó khăn về giao thông khiến hai địa phương Quảng Ngãi và Kon Tum chưa phát huy hết hiệu quả về liên kết phát triển kinh tế, do đó, hai tỉnh đã có kiến nghị với Bộ Giao thông - Vận tải về mở rộng Quốc lộ 24”, ông Tùng nói. Cụ thể, tỉnh Kon Tum và Quảng Ngãi đã có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông - Vận tải về kiến nghị đầu tư các đoạn còn lại Quốc lộ 24 trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025. Theo Tờ trình, Quốc lộ 24 vẫn còn 62,2 km đã bị hư hỏng, xuống cấp, đi lại khó khăn, đặc biệt trên tuyến có đoạn đèo Violak (km 50+345 - km72+316) giáp ranh giữa hai tỉnh, qua vùng có điều kiện địa hình núi cao, vực sâu, đèo dốc quanh co, liên tục, nếu không tiếp tục được đầu tư sẽ làm giảm hiệu quả, gây mất an toàn giao thông, không kết nối liên tục, thuận tiện toàn tuyến. Để tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của hai tỉnh và khu vực miền Trung - Tây Nguyên, đồng thời phát huy hiệu quả các đoạn đã được đầu tư, UBND tỉnh Kon Tum và UBND tỉnh Quảng Ngãi đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông - Vận tải quan tâm đầu tư các đoạn còn lại Quốc lộ 24 với tổng mức đầu tư 2.040 tỷ đồng.
Đưa Tây Nguyên đến gần với biển Ông Nguyễn Đăng Lộc, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ngãi cho hay, hạ tầng giao thông liên vùng ở Quảng Ngãi vẫn còn hạn chế. Đơn cử tuyến đường cao tốc Bắc - Nam nối Bình Định đang trong quá trình thực hiện, hay Quốc lộ 24 dù thông suốt, nhưng nhiều đoạn hư hỏng gây trở ngại trong việc vận chuyển. Dù vậy, kinh tế của tỉnh Quảng Ngãi cũng có sự tăng trưởng đáng kế. Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ngãi, GRDP của Quảng Ngãi đạt 52.925 tỷ đồng (năm 2021); GRDP bình quân đầu người năm 2021 đạt 3.360 USD; tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2005 - 2021 đạt 10,92%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, dịch vụ ngày càng cao. Các loại hình dịch vụ phát triển đa dạng; du lịch có bước phát triển đáng kể, Lý Sơn trở thành điểm tham quan nổi tiếng thu hút nhiều du khách trong nước và quốc tế. Nông nghiệp từng bước được hiện đại hóa... Theo ông Lộc, sau 2 năm bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, tỉnh Quảng Ngãi đang từng bước phục hồi và phát triển kinh tế trở lại. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ngãi cho hay, trong 10 tháng đầu năm 2022, chỉ số sản xuất công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi tăng 7,2%; Về thương mại và dịch vụ, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, tăng 24%, kim ngạch xuất khẩu tăng 31%, kim ngạch nhập khẩu tăng 46,2% so với cùng kỳ năm 2021. Đặc biệt, trong 10 tháng đầu năm, tỉnh Quảng Ngãi thu ngân Nhà nước ước đạt 25.928 tỷ đồng, tăng 41,5% so với cùng kỳ và bằng 106,7% dự toán năm, thu hút đầu tư 3 dự án FDI được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký là 73,9 triệu USD và 31 dự án được cấp mới với tổng vốn đăng ký 9.721 tỷ đồng. Đáng chú ý, 10 tháng đầu năm 2022, Quảng Ngãi đón khoảng 568.000 lượt người đến tham quan, doanh thu ước đạt 573 tỷ đồng. “Nếu tuyến quốc lộ 24 được mở rộng hoàn toàn, đây sẽ là điều kiện để tỉnh Quảng Ngãi liên kết với các tỉnh Tây Nguyên nói chung và Kon Tum nói riêng. Quảng Ngãi được xem là cửa ngõ để phát triển kinh tế của Tây Nguyên khi tỉnh có Cảng biển nước sâu Dung Quất, và nằm gần sân bay Chu Lai tạo điều kiện thuận lợi trong giao thương với quốc tế, mở ra nhiều cơ hội thu hút đầu tư. Do đó, Quảng Ngãi không thể đứng ngoài “cái bắt tay” của các tỉnh Tây Nguyên, mà phải liên kết chặt chẽ giữa các tỉnh cùng phát triển kinh tế - xã hội”, ông Lộc chia sẻ. Ông Nguyễn Phong, Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải Quảng Ngãi cho hay, Tuyến Quốc lộ 24 được Bộ Giao thông - Vận tải quy hoạch là đường cấp III (4 làn xe), đây là tuyến quốc lộ chính yếu từ Quốc lộ 1A đi Kon Tum và ngắn hơn nếu đi theo quốc 14, Quốc lộ 19 khoảng 70km. “Đây là tuyến xuyên đường Á nối từ Cảng Dung Quốc đến cửa khẩu Bờ Y (tỉnh Kon Tum) với Lào đi Đông Bắc Thái Lan và cũng là tuyến huyết mạch nối từ Cảng Dung Quất đến cửa khẩu Lệ Thanh (Gia Lai). Việc đầu tư tuyến Quốc lộ 24 sẽ lưu thông hàng hoá từ Lào, Campuchia và Thái Lan về Cảng Dung Quất rất thuận tiện để đi các nước châu Âu, châu Mỹ”, ông Phong chia sẻ. Ông Phong cho biết thêm, tuyến đường mở rộng sẽ tạo điều kiện cho các tỉnh Tây Nguyên vận chuyển nông sản xuất khẩu dễ hơn, giảm chi phí vận tải, đem lại lợi nhuận cao hơn. Ngược lại, lưu lượng hàng hóa nông, lâm sản đưa về cảng Dung Quất nhiều hơn. Theo điều chỉnh Quy hoạch Phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Cảng Dung Quất là khu bến cảng tổng hợp, container, với các bến cho tàu trọng tải từ 10.000 đến 50.000 tấn, tàu container có sức chở đến 4.000 TEU. Toàn bộ cảng Dung Quất có 14 bến cảng chính được đưa vào quy hoạch để đầu tư xây dựng, nhằm trở thành cảng biển có quy mô và hiện đại, đáp ứng cả xà lan loại lớn và tàu container “Việc mở rộng Quốc lộ 24 sẽ đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế cho Quảng Ngãi, Kon Tum và tạo cho Kon Tum đến với biển Đông gần hơn. Đồng thời, sẽ tạo động lực phát triển kinh tế cho các tỉnh vùng Tây Nguyên và duyên hải miền Trung, khai thác vùng đất đầy tiềm năng. Do đó cần thiết mở rộng dự án này để đáp ứng nhu cầu vận tải, kết nối lưu thông”, ông Phong nói. Đồng quan điểm, ông Phan Văn Tùng, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kon Tum cho hay, quãng đường từ Kon Tum xuống Quảng Ngãi được rút ngắn gần 100 km không những đem lại lợi ích cho phát triển các mặt hàng nông, lâm sản, mà còn kéo theo sự phát triển du lịch. “Tuyến đường chạy ngang qua thị trấn Măng Đen, mở ra cơ hội để phát triển du lịch ở đây, đồng thời từ đó các địa phương liên kết chặt chẽ đưa ra nhưng tour du lịch dài ngày thu hút du khách đến tham quan. Do đó, tuyến đường này mắt xích quan trọng trong liên kết vùng, phát triển kinh tế - xã hội”, ông Phan Văn Tùng nhận định. |