当前位置:首页 > Nhà cái uy tín

【lichj thi đấu c1】Xôn xao báu vật Champa trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia là đồ giả

Ngày 28/8,ônxaobáuvậtChampatrưngbàytạiBảotàngLịchsửquốcgialàđồgiảlichj thi đấu c1 Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp với Hội Di sản văn hóa Việt Nam và nhà sưu tập Đào Danh Đức tổ chức trưng bày chuyên đề Báu vật Champa - Dấu ấn thời gian

Trưng bày gồm 2 phần: Tượng và linh vật tôn giáo; Đồ trang sức và vật dụng mang biểu tượng tôn giáo, quyền uy hoàng tộc. 

Sau khi trưng bày khai mạc, nhiều ý kiến cho rằng các bức tượng được giới thiệu là đồ giả. 

PV VietNamNetliên hệ với Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia, ông Nguyễn Văn Đoàn bất ngờ "vì lần nào trưng bày kết hợp với nhà sưu tập tư nhân đều có ý kiến ra vào".

Theo ông Đoàn, để có một trưng bày, các nhà nghiên cứu phải làm việc trong thời gian rất dài nên “không hiểu người ta căn cứ vào đâu để nói các hiện vật là đồ giả”. 

Ông Đoàn cho biết bảo tàng đã hợp tác với các chuyên gia như Tiến sĩ Phạm Quốc Quân, Tiến sĩ Nguyễn Đình Chiến... để nghiên cứu và đánh giá hiện vật, sau đó tiếp tục đánh giá bằng các biện pháp khoa học như xét nghiệm, xác định niên đại...

“Mục tiêu của trưng bày có sự tham gia của các đơn vị tư nhân nhằm tôn vinh và bảo tồn di sản văn hóa. Chủ trương của Đảng và Nhà nước mong muốn xã hội hoá trong trưng bày nhằm đa dạng hiện vật cũng như để tư nhân tham vào những hoạt động ý nghĩa. Chúng tôi phải nghiên cứu rất lâu mới quyết định trưng bày, không hiểu sao nhiều người chỉ nhìn qua ảnh đã nói là hiện vật giả”, ông Đoàn bày tỏ. 

Ông Đoàn cho biết, vào năm 1905, hai nhà khảo cứu nổi tiếng người Pháp là H. Parmentier và E. Durand đã công bố kết quả nghiên cứu, giới thiệu chi tiết về những "kho báu" của các vua Champa trên tạp chí của Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp.

Tượng nam thần, chất liệu vàng và đá quý, thế kỷ 17   18.jpg
Tượng nam thần bằng vàng và đá quý. Ảnh: Bảo tàng Lịch sử quốc gia

“Qua các tài liệu đó, chúng ta có được những hình ảnh chân thực đầu tiên để nhận diện và đánh giá những hiện vật thuộc loại hình này đang nằm trong bộ sưu tập của các bảo tàng, sưu tập tư nhân trong và ngoài nước”, theo ông Nguyễn Văn Đoàn.

Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã phối hợp với các đơn vị để nghiên cứu và lựa chọn hơn 60 hiện vật tiêu biểu bằng chất liệu vàng, bạc từ thế kỷ XVII - XVIII để giới thiệu tới công chúng, hầu hết trong số đó lần đầu tiên được trưng bày.

Ông Đoàn cho biết thời gian tới sẽ tiếp tục nghiên cứu để cung cấp thông tin đầy đủ hơn về các vấn đề dư luận quan tâm.

Chia sẻ với PV VietNamNet, Tiến sĩ Phạm Quốc Quân khẳng định nhóm của ông nghiên cứu rất kỹ các hiện vật được trưng bày.

“Những bệ tượng và linh thú bằng vàng trưng bày trong chuyên đề được dán bằng nhựa thông và sáp ong. Chúng tôi phải nghiên cứu rất kỹ các vết méo, bẹp, lớp màu... trên tượng. Những dấu vết này rất tự nhiên chứ không phải bẹp, méo theo ý đồ định làm giả. Đặc biệt tượng có màu bã trầu bạc màu không đồng đều do thời gian sử dụng chứ không phải phủ lại theo ý đồ khác.

Nhóm nghiên cứu gồm: PGS.TS Ngô Văn Doanh, Nguyễn Ngọc Chất, Tiến sĩ Nguyễn Đình Chiến... toàn những chuyên gia nổi tiếng nghiên cứu về Champa và cổ vật. Suốt 10 năm nghiên cứu, chúng tôi tiếp cận theo đủ hướng, từ hiện vật cho tới lịch sử, phân tích đá, loại keo kết nối trên tượng… Nếu nhìn qua tủ kính bảo là giả không ổn chút nào. Đây là công sức của tập thể, tất nhiên công bố này chưa phải là 'kết luận đóng đinh', chúng tôi vẫn tiếp tục nghiên cứu tiếp, nhưng nhìn thoáng qua cho rằng giả thì thật đáng buồn cho công sức chúng tôi bỏ ra", ông Quân bày tỏ. 

Chiêm ngưỡng tượng Phật bằng vàng tại Hà NộiTriển lãm "Báu vật Champa - Dấu ấn thời gian" giới thiệu hơn 60 hiện vật tiêu biểu bằng vàng, bạc thế kỷ XVII - XVIII.

分享到: