当前位置:首页 > La liga

【benfica vs inter milan】Lan tỏa tình yêu sách

Lần thứ 2 cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc” được Sở Văn hóa,benfica vs inter milan Thể thao và Du lịch cùng Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh phối hợp tổ chức, đã giúp lan tỏa tình yêu sách và văn hóa đọc.

Những hoạt động ý nghĩa như cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc” sẽ giúp học sinh, sinh viên thêm yêu sách.

Đông về số, nâng về chất

Với mục đích khơi dậy hứng thú, niềm đam mê đọc sách cho học sinh từ lớp 1 đến sinh viên đại học trên địa bàn tỉnh, cuộc thi đã được phát động rộng rãi trong các trường học toàn tỉnh. Qua đó, góp phần khẳng định vị trí, vai trò to lớn của văn hóa đọc, truyền thêm nguồn năng lượng tích cực để học sinh, sinh viên tiếp thu và tích lũy kiến thức vừa phục vụ cho việc học, vừa làm hành trang để các em bước vào đời.

Cuộc thi có 3 đề, mỗi đề gồm 2 câu xoay quanh những vấn đề về đọc sách, lan tỏa tình yêu sách, như “Chia sẻ về một cuốn sách mà em thích hoặc làm thay đổi nhận thức, cuộc sống”; “Sẽ làm gì để khuyến khích mọi người đọc sách nếu được chọn làm đại sứ văn hóa đọc”; “Sáng tác một tác phẩm khuyến khích mọi người đọc sách”; “Viết tiếp lời cho một câu chuyện hoặc một cuốn sách”…

Tất cả những câu hỏi đều mở, gần gũi, dễ viết, nên thu hút học sinh tham gia khá đông với 4.656 bài dự thi. Trong đó, cấp THCS có số bài dự thi nhiều nhất với 3.624 bài. Ở từng cấp học đều có sự thể hiện đa dạng, ấn tượng. Các em học sinh, sinh viên đã tự do thể hiện ý tưởng của mình để khuyến khích đọc sách qua những hiến kế rất riêng và qua những câu chuyện sách khai trí cho chính bản thân mình, từ đó đúc kết những kinh nghiệm đọc sách hay, tiếp tục truyền lửa cho niềm đam mê đọc sách.

Nhiều ý tưởng thú vị

Với câu hỏi chung cho 3 đề là: “Bạn sẽ làm gì nếu được chọn là đại sứ văn hóa đọc?” từ đó, mỗi ý tưởng của các thí sinh là một cách hay nếu mình là đại sứ văn hóa đọc. Em Nguyễn Hoài Thúy Nhân, học sinh lớp 5A1, Trường Tiểu học Long Thạnh 1, huyện Phụng Hiệp, chia sẻ: “Em sẽ đăng các bài vẽ tranh và video tuyên truyền về lợi ích đọc sách  trên kênh YouTube cá nhân; đăng những quyển sách với lời giới thiệu ngắn gọn để mọi người tìm đọc; đăng những bài bằng tranh vẽ minh họa và video về những câu chuyện hay trên facebook, zalo để chia sẻ cùng mọi người”. Còn em Nguyễn Thị Mỹ Huyền, lớp 8A9, Trường THCS thị trấn Cái Tắc, huyện Châu Thành A, đã đề ra những giải pháp gần gũi, thiết thực ngay trong trường mình, là vận động, quyên góp để mở tủ sách mỗi lớp, thành lập câu lạc bộ yêu sách, xây dựng những góc đọc sách trong khuôn viên trường và tạo trang riêng của trường trên mạng xã hội để giới thiệu sách hay hoặc giới thiệu sách vào buổi sinh hoạt dưới cờ đầu tuần…

Chững chạc hơn, thí sinh Trần Phước Nhân, lớp 12A4, Trường THPT Châu Thành A, bày cho mọi người cách đọc sách hiệu quả: “Chỉ bắt đầu đọc khi bạn đã sẵn sàng. Khi có đủ sự sẵn sàng, mình sẽ biết cách chọn sách hay, phù hợp với nhu cầu để đọc. Phải biết kết hợp giữa đọc và cảm nhận. Lập thời gian, tìm không gian đọc sách; đọc lại nhiều lần những câu hay mới có thể lĩnh hội những tinh túy từ sách…”. Thí sinh Trần Phan Khánh Nguyên, lớp 9A1, Trường THCS thị trấn Cái Tắc, mạnh dạn đề xuất: “Em sẽ viết thư gởi chính quyền địa phương về việc xây dựng thêm thư viện, tổ chức nhiều sự kiện về đọc sách, trang trí thư viện gần gũi, phù hợp với từng nội dung, chủ đề của sách để kích thích người đọc. Em sẽ góp sức tuyên truyền, phổ cập đến mọi người về lợi ích của việc đọc sách để mọi người cùng thấy được lợi ích của việc đọc sách”.

Ông Dương Thanh Tùng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trưởng ban Tổ chức cuộc thi, cho biết: “Lần thi này, sự đầu tư của các thí sinh khá chỉn chu và sáng tạo. Nhiều học sinh đã thể hiện năng khiếu hội họa, khả năng sáng tác thơ, vè tạo nên điểm nhấn thú vị, cùng hướng tới mục đích lan tỏa tình yêu với sách. Các em cũng thể hiện sự đầu tư nội dung, thể hiện trí tuệ, sự năng động, thể hiện được sự quan sát, cái nhìn đa chiều, sâu sắc”…

Bài, ảnh: VĨNH TRÀ

分享到: