Những năm gần đây,ảnhgiácvớithôngtintrênmạkq kawasaki với sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội, tính chất cá nhân hóa thể hiện ở chỗ một người hoặc một nhóm người có thể tự tạo cho mình một kênh thông tin có tính chất báo chí với nhiều thể loại tác phẩm tương tự báo chí. Không ít người đã ngộ nhận đó là các kênh, chương trình truyền hình chính thống.
Dễ nhận thức sai lầm
Một số tổ chức và cá nhân đã thực hiện, sản xuất các sản phẩm để phát trên mạng xã hội như tin tức, phóng sự, phỏng vấn, phim tài liệu… Tuy nhiên, loại chương trình này, dù có nhiều điểm giống với những chương trình do các đài truyền hình sản xuất thì vẫn không phải mang tính báo chí và các kênh đó cũng không phải là báo chí.
Trước hết, về nền tảng công nghệ, nhiều mạng xã hội không thể kiểm soát được tất cả nội dung đăng, phát; càng không thể quản lý được các chương trình bằng tiếng Việt được phát hướng đến đối tượng khán giả là người Việt. Do đó, việc chịu trách nhiệm về nội dung đăng, phát gần như bị bỏ ngỏ. Chỉ khi nào có yếu tố "vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng" - như liên quan bạo lực, tính dục; phân biệt tôn giáo, sắc tộc… hoặc do cơ quan chức năng của Việt Nam lên tiếng đấu tranh - thì trang chủ mới có động thái gỡ hoặc đóng trang.
Thông tin trên mạng xã hội rất phong phú nhưng rất khó để kiểm chứng tính chính xác của nội dung. Ảnh: HOÀNG TRIỀU