Những ngày qua,ệntượnglạcơmtrắngđổimàuđỏlàdonướchộtmồngtơmu vs chelsea 2023 người tiêu dùng đang hết sức hoang mang lo ngại trước thông tin về hiện tượng lạ cơm trắng để qua đêm bỗng đổi màu đỏ rực như máu ở Sài Gòn. Vụ việc bắt nguồn vào tháng 3/2016, gia đình ông N.V.T. (54 tuổi, ngụ ấp 1, xã Tân Quý Tây, huyện Bình Chánh, TP.HCM) ra chợ Bình Chánh mua 5kg gạo trắng loại Đài Loan với giá 18.000 đồng/kg. Khi nấu ăn, người này thấy cơm rất dẻo và thơm, ngon. Hiện tượng lạ cơm trắng bị chuyển thành màu đỏ rực đang gây hoang mang dư luận. Ảnh PLOĐến 25/3, ông nấu cơm từ sáng nhưng do có công việc nên không ăn hết. Khoảng 2 ngày sau, ông T. lấy nồi cơm ra định đi rửa thì thấy cơm trắng đã nổi màu đỏ quạch như bị tẩm thuốc đỏ. Nghi ngờ chất lượng gạo có vấn đề, ông tiếp tục nấu thêm một nồi để đến sáng thì vẫn thấy cơm đổi màu đỏ. Liên quan đến vụ việc cơm trắng đổi màu đỏ, người chủ bán gạo thừa nhận số gạo ông T. mua tại đây, có giống lúa từ Đài Loan. Khi người dân xôn xao hiện tượng lạ, bà cũng ngạc nhiên. "Tôi nấu ăn thấy khá ngon, giá hợp lý nên nhập về để bán. Cũng đã có nhiều khách mua nhưng chưa nghe ai phản ánh về hiện tượng cơm chuyển màu", người này nói. Lý giải về hiện tượng lạ này, các chuyên gia cho rằng có thể do bị ôi thiu trong môi trường không đảm bảo. Trao đổi với báo Zing News về việc cơm trắng biến màu đỏ rực, ông Nguyễn Quốc Lý - Giám đốc Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống cây trồng Trung ương chi nhánh phía Nam cho biết trước hết phải xem tính phổ biến của hiện tượng này đến mức nào. Nếu nhiều người cùng mua loại gạo này và nấu cơm có cùng hiện tượng thì lúc đó mới kiểm định, tìm nguyên nhân để hạn chế rủi ro cho cộng đồng. Ông Lý phân tích, thường một lô gạo chế biến ra khoảng vài tấn. Nếu nhiều người dân mua của cùng một đại lý thì sẽ nhiều nhà sẽ gặp cùng hiện tượng. Khi số đông cùng bị thì phải kiểm chứng để bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng. "Khi kiểm nghiệm, cơ quan chức năng phải lấy mẫu đưa vào trung tâm hóa để phân tích xem nguyên nhân đổi màu, nguồn gốc gạo", ông Lý nói. Loại gạo gia đình ông T. mua về nấu và sau đó xảy ra hiện tượng lạ cơm đổi màu. Ảnh Zing NewsTheo ông Lý, trường hợp người dân ở huyện Bình Chánh mua 5kg mà ăn hết 4kg rồi mới phát hiện thì rất lạ, phải tìm hiểu kỹ. Ông phân tích, trước đây cũng có một số tin gạo giả nhưng đó chỉ là những trường hợp cá biệt. Vì gạo là loại thực phẩm rẻ nên nếu làm giả thì sẽ không có lợi nhuận, hơn nữa quá trình làm gạo giả rất phức tạp. Trong khi đó, Tiến sĩ Trần Thị Ngọc Lan (giảng viên Khoa Hóa, trường ĐH Khoa học tự nhiên TPHCM) cho biết thông thường, cơm khi để ra môi trường ngoài cũng thay đổi màu, khi bị ôi thiu thì chuyển sang màu vàng nhạt, có nấm mốc. Trường hợp cơm trắng chuyển sang màu đỏ, có thể do có chất Anthocyanin - là hợp chất hữu cơ có màu đỏ tía. Nếu chất này tự nhiên có trong gạo thì ăn vào rất tốt. Còn để biết gạo có độc hay không thì phải lấy mẫu kiểm định. Giữa lúc sự việc cơm trắng đổi màu đỏ rực gây hoang mang cho người tiêu dùng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TPHCM phối hợp với Chi cục Bảo vệ An toàn thực phẩm TPHCM và các đơn vị liên quan đã lấy mẫu cơm đi kiểm định. Rất có thể nguyên nhân gây ra hiện tượng lạ này là do có người cố tình trộn nước mồng tơi vào cơm trắng. Ảnh Zing NewsDù hiện chưa có kết quả chính thức nhưng tờ Dân Việt đã dẫn nguồn tin từ đơn vị trực tiếp kiểm định mẫu cơm của gia đình ông N.V.T. cho biết, nguyên nhân ban đầu gây ra hiện tượng lạ cơm đổi màu từ trắng sang đỏ được xác định là do cơm bị trộn lẫn với nước mồng tơi. Nhận định ban đầu của cơ quan chức năng là, nguyên nhân của hiện tượng lạ này có thể do đã có người cố tình cho nước hạt mồng tơi vào cơm đã chín, khiến cơm trắng đổi màu đỏ gây hoang mang dư luận. Sau khi có kết quả chính thức, cơ quan chức năng sẽ vào cuộc điều tra để làm rõ trách nhiệm và động cơ của những người liên quan để trấn an dư luận. Nguyễn Yên (T/h) Mận chát đầu mùa: Chị hàng rong ngày thu chục triệu |