【nhan dinh ac milan】Không lùi tiến độ Dự án tuyến đường bộ ven biển đoạn qua địa bàn Hải Phòng
Các dự ánđoàn đi kiểm tra thực địa gồm: Dự án đầu tưxây dựng tuyến đường bộ ven biển đoạn qua địa bàn thành phố Hải Phòng và 09km trên địa bàn tỉnh Thái Bình theo hình thức đối tác công tư; Dự án đầu tư xây dựng mở rộng tuyến đường bộ ven biển đoạn qua địa bàn thành phố Hải Phòng từ ĐT.353 đến cầu Thái Bình; và Dự án tuyến đường nối từ cầu Lạng Am,ônglùitiếnđộDựántuyếnđườngbộvenbiểnđoạnquađịabànHảiPhònhan dinh ac milan xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo đến đường bộ ven biển.
Chậm tiến độ vì chưa có măt bằng sạch
Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ ven biển đoạn qua địa bàn TP. Hải Phòng và 9 km trên địa bàn tỉnh Thái Bình theo hình thức đối tác công tư (BOT), được UBND thành phố Hải Phòng phê duyệt năm 2016, sau đó được điều chỉnh hai lần vào các năm 2017 và 2018.
Dự án có tổng chiều dài 29,7 km, điểm đầu từ nút giao tỉnh lộ 353 (quận Đồ Sơn, TP. Hải Phòng) và điểm cuối là quốc lộ 37 mới nối với dự án đường bộ ven biển qua địa bàn tỉnh Thái Bình (huyện Thái Thụy, Thái Bình). Tổng mức đầu tư hơn 3.768 tỉ đồng, trong đó, vốn nhà nước là 720 tỉ đồng phục vụ giải phóng mặt bằng (GPMB) trên địa bàn TP. Hải Phòng. Phần vốn đầu tư xây dựng hơn 3.000 tỉ đồng do nhà đầu tư đảm nhiệm gồm vốn chủ sở hữu 900 tỉ đồng và vốn vay hơn 2.100 tỉ đồng.
Bí thư Thành ủy Trần Lưu Quang (áo nâu xám) cùng lãnh đạo thành phố, các ngành chức năng thực địa kiểm tra toàn tuyến các dự án chiều ngày 15/3/2022. Ảnh: Thu Lê. |
Tháng 6/2018, UBND TP. Hải Phòng đã ký hợp đồng BOT dự án, thời gian xây dựng là 30 tháng. Đến nay, các bên đang đàm phán phụ lục hợp đồng, điều chỉnh số lượng thành phần liên danh Nhà đầu tư; gia hạn thời gian thi công xây dựng thêm 15 tháng kể từ ngày ký kết phụ lục hợp đồng. Dự kiến, ký kết phụ lục trong tháng 3/2022, hoàn thành dự án và đưa vào khai thác sử dụng từ tháng 6/2023.
Đối với Dự án đầu tư xây dựng mở rộng tuyến đường bộ ven biển đoạn qua địa bàn thành phố Hải Phòng từ ĐT.353 đến cầu Thái Bình (Km0 - Km19+645) có quy mô mở rộng tuyến đường bộ ven biển với bề rộng nền từ 12m ÷ 16m thành 24,25m ÷ 26,25m về phía phải tuyến với tổng chiều dài là 19.645m. Dự án cũng xây dựng mới thêm 01 đơn nguyên cạnh cầu cũ đối với các cầu Lạch Họng, cầu vượt ĐH.212, cầu Kênh Nam.
Chiều dài tuyến đường ven biển trên địa bàn Hải Phòng có tổng diện tích GPMB là 102ha, qua địa bàn 03 quận huyện (Đồ Sơn 2,9km, Kiến Thụy 5,987km, Tiên Lãng 11,2km), liên quan đến 1.523 hộ gia đình, tổ chức và cá nhân. Hiện, đã phê duyệt phương án cho 1.523/1.523 hộ, đã chi trả và bàn giao mặt bằng cho Nhà đầu tư đạt 98,69%. Hiện còn duy nhất 1 hộ tại huyện Kiến Thuỵ chờ bố trí tái định cư. Ước tính, đến nay, khối lượng thi công đạt 34,6% giá trị hợp đồng BOT (trong đó giá trị xây lắp đạt 872/2.465 tỷ đồng, tương đương 35,4% chi phí xây dựng).
Đối với Dự án tuyến đường nối từ cầu Lạng Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo đến đường bộ ven biển, tổng diện tích thu hồi 29,0ha, liên quan đến khoảng 761 hộ dân, 06 tổ chức, kinh phí GPMB là 467,6 tỷ đồng. Trong đó, tại huyện Vĩnh Bảo, dự án đi qua 05 xã, thu hồi khoảng 19,9ha, 700 hộ, 05 tổ chức; đã bàn giao để thi công là 374/516 hộ.
Tại huyện Tiên Lãng, dự án đi qua 02 xã, thu hồi khoảng 9,1ha, 61 hộ, 01 tổ chức, đã kiểm kê 61 hộ và 1 tổ chức. Hiện, đã phê duyệt phương án 57 hộ, 11/57 hộ đã nhận tiền. Huyện Tiên Lãng đã bàn giao 04 hộ: 03 hộ trong đê (đất của Bộ Chỉ huy quân sự) dài khoảng 300m và 01 hộ ngoài đê dài khoảng 80m. Nhà thầubắt đầu triển khai thi công từ 25/2/2022 trên diện tích được bàn giao.
Dự án có nguy cơ chậm tiến độ nếu mặt bằng không được bàn giao sớm trong tháng 3, tháng 4 năm 2022. Ảnh: Thu Lê. |
Ông Đỗ Tuấn Anh, Giám đốc Ban quản lý Dự án Đầu tư xây dựng các công trình Hải Phòng cũng kiến nghị UBND huyện Vĩnh Bảo sớm bàn giao diện tích của 142 hộ đã nhận tiền; tiếp tục tuyền truyền, vận động 55 hộ đã phê duyệt nhận tiền bàn giao mặt bằng; vận động các hộ thu dọn đăng, đó và bàn giao mặt nước để thi công trụ cầu qua sông Thái Bình; cùng với đó tiếp tục phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ cho 129 hộ dân còn lại trên địa bàn các xã.
Địa phương còn lúng túng trong công tác GPMB
Tham giá ý kiến tại buổi làm việc, ông Vũ Duy Tùng, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hải Phòng đã chỉ ra các giải pháp mà địa phương có thể áp dụng để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng. Trong đó, có thể tính đến phương án bố trí các vị trí đất xen kẹp trong khu dân cư hiện hữu. “Đến hiện tại mới lập dự án để xây dựng khu tái định cư mới, phải trải qua các thủ tục nữa thì không thể kịp tiến độ cho dự án. Việc chất tải để ổn định nền đất có thể phải mất nhiều thời gian hơn 8 tháng như tính toán ban đầu”, ông Tùng nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Đức Thọ, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng còn chỉ ra công tác đối thoại, dân vận của địa phương còn đang có vấn đề nên mới để xẩy ra tình trạng có những hộ dân đã nhận tiền nhưng chưa bàn giao, thậm chí để các hộ dân xây nhà tạm trên đất đã được cắm mốc. Hay như tại huyện Tiên Lãng, việc đối thoại với dân, giải quyết các kiến nghị liên quan mà lại cấp phó. “Đồng chí đứng đầu phải là người trực tiếp làm việc này”, ông Thọ chỉ rõ.
Giám đốc Sở Giao thông vận tải thành phố, ông Vũ Duy Tùng phát biểu tại cuộc họp |
Nhấn mạnh chỉ đạo tại buổi kiểm tra, Bí thư Thành ủy Trần Lưu Quang khẳng định đây là các tuyến giao thông huyết mạch quan trọng liên quan đến phát triển kết nối vùng, trong quá trình triển khai Dự án đã có sự thay đổi về các quy định pháp luật dẫn đến việc Dự án bị chậm tiến độ nhiều năm, điều này càng gây áp lực về thời gian.
Dự án có đặc thù đi qua 4 huyện trên địa bàn thành phố, vì vậy Bí thư Thành ủy yêu cầu các địa phương phải tập trung cao cho công tác đền bù GPMB, bố trí tái định cư cho người dân bị ảnh hưởng bởi dự án. Bí thư Thành ủy nêu rõ: "Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm trước Ban Thường vụ Thành ủy về triển khai các phần việc liên quan đến các dự án và nội dung này sẽ được kiểm điểm trong công tác năm 2022".
Bí thư Thành ủy Hải Phòng Trần Lưu Quang phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp. |
Bên cạnh đó, để các dự án khác trên địa bàn thành phố khi triển khai giảm bớt vướng mắc về giải phóng mặt bằng và tái định cư, ông Quang đề nghị UBND thành phố giao các quận, huyện rà soát quỹ đất, tổ chức xây dựng sẵn các khu tái định cư để bố trí cho người dân trong diện phải di dời của dự án, thay vì mỗi dự án mới được làm lại phải triển khai xây dựng khu tái định cư. Như đoạn tuyến đi qua huyện Kiến Thuỵ, chỉ có 1 hộ dân phải bố trí tái định cư nhưng phải chờ xây dựng dự án khu tái định cư.
Không lùi tiến độ
Ngay tại buổi làm việc, tiến độ từng đoạn tuyến đã được Lãnh đạo thành phố yêu cầu Ban quản lý Dự án Đầu tư xây dựng các công trình Hải Phòng đưa ra và cam kết thực hiện. Theo đó, trước Tết nguyên đán 2023 phải hoàn thành đoạn tuyến từ quận Đồ Sơn đến đường 212 huyện Tiên Lãng. Đến dịp 30/4/2023 hoành thành tuyến nối Hải Phòng – Thái Bình.
Liên quan đến công tác chuẩn bị cưỡng chế, ông Thọ lưu ý các địa phương cần phối hợp với các sở, ngành, rà soát, thực hiện đầy đủ các nôi dung về đối thoại, lập hồ sơ, vận động, tuyên truyền. Việc bàn giao mặt bằng tại chân cầu Văn Úc phải hoàn thành trong tháng 3/2022; huyện Kiến Thuỵ còn 1 hộ dân cũng phải giải quyết dứt điểm trong tháng 3.
Đối với tuyến đường nối từ cầu Lạng Am đến đường ven biển, lãnh đạo huyện Vĩnh Bảo, Ban quản lý dự án, Sở Tài nguyên và Môi trường phải cùng làm việc để xác định mốc giới, chống lấn chiếm, bảo vệ hành lang công trình.