【tot vs brentford】Khuyến khích cạnh tranh cung cấp dịch vụ công
Ông Võ Thành Hưng – Vụ trưởng Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp,ếnkhíchcạnhtranhcungcấpdịchvụcôtot vs brentford Bộ Tài chính cho biết, tháng 2-2015, Bộ Tài chính đã xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định số 16/2015/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.
Mục tiêu chính của Nghị định này nhằm đổi mới toàn diện các đơn vị sự nghiệp công lập; đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị đồng bộ cả về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính; đơn vị tự chủ cao về tài chính thì được tự chủ cao trong triển khai thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự.
Kết quả đổi mới cơ chế hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập phải hướng tới việc cung cấp dịch vụ sự nghiệp công tốt hơn cho các tầng lớp nhân dân và đảm bảo cho các đối tượng chính sách và người nghèo được tiếp cận và hưởng thụ các dịch vụ công cơ bản, thiết yếu với chất lượng cao hơn, công bằng hơn.
Bên cạnh đó, Nghị định này sẽ là nền tảng xây dựng lộ trình để xóa bỏ bao cấp qua giá, phí cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo hướng giá dịch vụ sự nghiệp công từng bước tính đủ tiền lương, chi thường xuyên theo lộ trình phù hợp với khả năng của ngân sách Nhà nước và thu nhập của người dân, tạo điều kiện cơ cấu lại ngân sách Nhà nước, thực hiện chính sách cải cách tiền lương Nhà nước; đồng thời tiếp tục hỗ trợ cho các đối tượng chính sách, các đối tượng nghèo sử dụng dịch vụ sự nghiệp công.
Việc thực hiện cơ chế tự chủ cũng nhằm đổi mới phương thức cấp phát kinh phí từ ngân sách cho các đơn vị sự nghiệp công lập theo hình thức đặt hàng, giao nhiệm vụ trên hệ thống, đơn giá được cấp có thẩm quyền quy định, để các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ về chi phí thường xuyên…
Cung cấp thêm thông tin cho các phóng viên, ông Hưng cho biết, theo tổng kết gần đây nhất của Bộ Tài chính, cả nước có hơn 33 nghìn đơn vị sự nghiệp công lập với khoảng 2,3 triệu người lao động; chiếm hơn 80% tổng biên chế và hơn 80% tổng quỹ lương của cả nước.
Kể từ khi Nhà nước bắt đầu giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công (năm 2002) đến nay, phần lớn các đơn vị đã thực hiện tự chủ; trong đó có 1.100 đơn vị đã đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên; gần 11.000 đơn vị đảm bảo được một phần; còn lại khoảng 18.000 đơn vị ngân sách vẫn đang bao cấp.
Số đơn vị chưa thực hiện tự chủ phần lớn là các trường tiểu học, các trạm y tế cơ sở… không tổ chức thu tiền nên về cơ bản Nhà nước vẫn phải đảm bảo chi phí hoạt động cho các đơn vị này – ông Hưng nhấn mạnh.
Trước băn khoăn của nhiều báo về việc liệu cơ chế tự chủ có dẫn đến sự cạnh tranh giữa Nhà nước và tư nhân, ông Võ Thành Hưng khẳng định: Đó chính là một trong những mục tiêu mà chính sách này hướng tới.
“Nếu các cơ sở Nhà nước có thể nâng cao chất lượng để có thể cạnh tranh được với các đơn vị tư nhân thì chúng ta rất khuyến khích” – ông Hưng khẳng định.