【đội tuyển bóng đá quốc gia iceland】Nhóm tự xưng Thánh chiến Hồi giáo và mối quan hệ với Phong trào Hamas
TheómtựxưngThánhchiếnHồigiáovàmốiquanhệvớiPhongtràđội tuyển bóng đá quốc gia icelando báo Guardian, tổ chức tự xưng Phong trào Thánh chiến Hồi giáo ở Palestine (PIJ) là nhóm vũ trang lớn thứ 2 tại Dải Gaza, sau Hamas. Đây được coi là một trong những nhóm vũ trang người Palestine cực đoan và không khoan nhượng nhất, với phạm vi hoạt động vươn sang cả Bờ Tây.
Các tay súng PIJ tham gia cuộc diễu binh chống Israel nhân kỷ niệm 36 năm thành lập nhóm ở thành phố Gaza ngày 4/10/2023. Ảnh: Reuters
PIJ công khai bác bỏ bất kỳ tiến trình hòa bình chính trị nào và coi chiến thắng quân sự trước Israel là cách duy nhất để đạt được mục tiêu thành lập một nhà nước Hồi giáo trên khắp Israel, Bờ Tây và Dải Gaza. Tuần trước, PIJ được tin đã tập kích vào Israel từ Lebanon.
Dù chưa có số liệu chính thức thống kê sức mạnh của PIJ nhưng Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) năm 2021 từng đánh giá PIJ quy tụ từ 1.000 đến vài nghìn tay súng. Nhóm cũng sở hữu kho tên lửa, rocket và súng cối riêng. Cách đây một tháng, lữ đoàn al-Quds, nhánh vũ trang của nhóm này được cho đã triển khai hàng trăm máy bay chiến đấu.
Sau khi nhóm Hamas tiến hành vụ đột kích bất ngờ vào lãnh thổ Israel ngày 7/10 và bắt đi hơn 100 con tin, PIJ cũng tuyên bố đang giam giữ hàng chục con tin Do Thái và gần như chắc chắn có đủ khả năng chiến đấu, nã tên lửa và đương đầu với bất kỳ cuộc tấn công trả đũa trên bộ nào của quân đội Israel vào Gaza.
Mối quan hệ với Hamas
Theo các chuyên gia phân tích phương Tây, mặc dù thường xuyên hợp tác chặt chẽ với Hamas, nhưng PIJ vẫn là đối thủ của phong trào này. Những khác biệt về chiến lược, ý thức hệ và giữa các cá nhân từ lâu đã ngăn cản bất kỳ sự xích lại gần nhau thực sự nào giữa hai bên.
PIJ luôn hoạt động bí mật với cấu trúc phân tách các bộ phận, trái ngược với cách huy động đồng loạt lực lượng được Hamas ưa chuộng. Nhóm cũng không có mạng lưới phúc lợi rộng khắp hay tham gia vào việc quản lý và điều hành tổ chức lớn hơn.
PIJ và Hamas thường xuyên bất đồng về chiến thuật, đàm phán và một loạt vấn đề khác, ngay cả khi nhiều mục tiêu cuối cùng và niềm tin Hồi giáo cốt lõi của họ vẫn giống nhau.
Nguồn gốc của PIJ
PIJ do Fathi Abd al-Aziz al-Shikaki thành lập năm 1981, trong bối cảnh làn sóng cực đoan hóa mới đang lan rộng khắp Trung Đông. Các thủ lĩnh ban đầu của nhóm chịu ảnh hưởng từ các nhà tư tưởng và nhà hoạt động thuộc tổ chức Anh em Hồi giáo cực đoan ở Ai Cập vào cuối những năm 1960, hoạt động bạo lực ở đó vào những năm 1970 và sau đó là cuộc cách mạng Hồi giáo ở Iran năm 1979. Các bài viết của lãnh tụ tinh thần tối cao Iran Ayatollah Ruhollah Khomeini có tác động đặc biệt mạnh mẽ.
Trong những năm đầu thành lập, PIJ đã thu hút những thành viên bất mãn từ các phe phái cánh tả, ít mang tính tôn giáo hơn, từng thống trị “cuộc đấu tranh vũ trang” theo chủ nghĩa dân tộc của người Palestine, cũng như các cựu thành viên của Tổ chức Anh em Hồi giáo, những người tin cuộc chiến chống lại Israel nên là ưu tiên hàng đầu của phong trào. Trong những năm gần đây, các tân binh của nhóm phần lớn là những thanh niên có học vấn ở Dải Gaza và Bờ Tây, đặc biệt tại thị trấn Jenin.
PIJ nhanh chóng áp dụng chiến thuật đánh bom liều chết tương đối mới, thực hiện một loạt các vụ tập kích như vậy nhằm vào các mục tiêu quân sự và dân sự của Israel. Mặc dù nhóm đã hứng tổn thất lớn khi người sáng lập Shikaki bị ám sát tại Malta năm 1995, nhưng PIJ vẫn tiếp tục thực hiện các cuộc tấn công bạo lực không thường xuyên ở Israel.
Sau đó, PIJ đã có thêm sức mạnh mới khi tận dụng cuộc nổi dậy lần thứ 2 của người Palestine (intifada) giai đoạn 2000 – 2005 để mở rộng hoạt động sang Bờ Tây và cùng với Hamas thâu tóm quyền kiểm soát Dải Gaza vào năm 2007.
Nguồn tài trợ và trang bị vũ khí
Tình báo Mỹ cho hay, PIJ nhận phần lớn tài trợ từ Iran. Các nguồn chu cấp tài chính khác cho nhóm có thể gồm Syria, tiền quyên góp từ những người Palestine giàu có ở Gaza và một số hoạt động gây quỹ ở nước ngoài. Nhóm này đặt trụ sở chính tại Damascus, Syria, nơi thủ lĩnh hiện tại - Ziyad al-Nakhalah đang cư trú và có văn phòng tại thủ đô Tehran, Iran.
Tuần trước, Tổng thống Iran Ebrahim Raisi đã gọi điện cho Nakhalah để nói với ông ta rằng: “Những gì đã xảy ra ở các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng và trong trận chiến với chế độ phục quốc Do Thái là một sự kiện lớn, độc nhất vô nhị trong 70 năm qua. Các anh thực sự đã khiến cộng đồng Hồi giáo hài lòng vì hoạt động sáng tạo và thắng lợi này”.
>> Đọc thêm tin quân sự trên báo VietNamNet