【nhận định uae】Cơ hội chọn lọc ‘hàng tốt’ chờ biến cố ngắn hạn qua đi
TTCK giảm điểm mạnh hai phiên liên tiếp do tác động bất ngờ từ dịch viêm đường hô hấp cấp tạo tâm lý lo ngại đối với nhà đầu tư. Xung quanh diễn biến này của thị trường,ơhộichọnlọchàngtốtchờbiếncốngắnhạnquađnhận định uae phóng viên TBTCVN đã có trao đổi nhanh với ông Nguyễn Trung Du - Giám đốc Tư vấn đầu tư Công ty CP Chứng khoán VNDIRECT (VNDS).
* PV:Thưa ông, TTCK toàn cầu và Việt Nam bất ngờ giảm điểm trong 2 phiên đầu Xuân Canh Tý 2020. Ông đánh giá thế nào về diễn biến này của TTCK đầu năm?
Triển vọng của TTCK Việt Nam 2020 nhìn theo các biến số vĩ mô và tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp vẫn khá tích cực, mặc dù khó có cơ hội để kỳ vọng tạo ra sự đột phá. Ông Nguyễn Trung Du |
- Ông Nguyễn Trung Du:Diễn biến giảm mạnh của TTCK trong những ngày sau tết là tương đối bất ngờ, bởi xu hướng ngắn hạn đang khá tích cực ở thời điểm trước Tết Âm lịch. Tâm lý nhà đầu tư cũng kỳ vọng đợt tăng giá trong những ngày giao dịch đầu năm mới như thường diễn ra các năm trước.
Tuy nhiên, những thông tin đáng ngại của dịch viêm đường hô hấp do virus Corona gây ra những ngày trong và sau tết tạo ra sự sụt giảm trên hầu hết các TTCK toàn cầu, trong đó có thị trường Việt Nam.
Sau hai phiên giảm điểm mạnh xu hướng hồi phục ngắn hạn của thị trường bị bẻ gãy và chuyển sang xu hướng giảm. Áp lực bán hiện vẫn khá mạnh và người cầm cổ phiếu chấp nhận bán giá thấp để tạm thời rút vốn về tài khoản.
Tôi cho rằng, diễn biến ngắn hạn của thị trường là khá tiêu cực và khó đánh giá bởi những tác động tới nền kinh tế từ dịch bệnh rất khó đo lường được mức độ tác động ngay lúc này khi dịch chưa được kiểm soát.
* PV:Không phủ nhận rằng, lo ngại về dịch bệnh từ virus Corona là nguyên nhân chính khiến thị trường giảm khó lường. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, tâm lý nhà đầu tư có phần phản ứng hơi thái quá trên TTCK. Quan điểm của ông thì thế nào?
- Ông Nguyễn Trung Du:Lịch sử TTCK thế giới các lần đối diện với dịch bệnh như SARS tháng 4/2003, H5N1 tháng 9/2006, H1N1 tháng 4/2009, MERS tháng 5/2013, Ebola tháng 10/2018 không cho thấy, dịch bệnh có thể gây tác động đến TTCK ở quy mô toàn cầu.
Ở quy mô quốc gia, Việt Nam đã trải qua dịch SARS, H5N1 và H1N1 mà không ghi nhận mối liên hệ đáng kể nào tới TTCK. Bối cảnh (xu hướng) của thị trường vẫn là yếu tố quyết định hướng đi của thị trường ngay cả trong thời điểm có dịch và sau đó.
Tuy nhiên, đây là lần mà dịch bệnh có sự tác động rõ rệt nhất tới TTCK ở quy mô toàn cầu. Do đó, khi tâm lý nhà đầu tư hoang mang và không định lượng được mức độ tác động của dịch bệnh thì việc bán ra để rút vốn về cũng là điều dễ lý giải.
Nhà đầu tư ngắn hạn nên bình tĩnh, kiên nhẫn, chờ thị trường bình ổn trở lại. Ảnh: DM. |
* PV:Nếu cho rằng, đây là giai đoạn “trong rủi ro, có cơ hội”, thì ông chọn chiến thuật đầu tư thế nào? Nếu chọn lựa thì nên cân nhắc giải ngân vào nhóm ngành nào, thưa ông?
- Ông Nguyễn Trung Du:Qua các lần thống kê trên các TTCK quốc tế thì các biến cố ngắn hạn như dịch bệnh, thiên tai hay ngay cả phải trải qua các cuộc chiến tranh cũng chỉ gây các tác động ngắn hạn tới các TTCK.
Nhìn về dài hạn, TTCK thường đi lên sau đó cùng với sự đi lên của nền kinh tế toàn cầu qua các thập kỷ. Do đó, các biến cố ngắn hạn như hiện tại thường là cơ hội tốt để các nhà đầu tư giá trị dài hạn chọn lọc tích lũy với mức giá chiết khấu hấp dẫn so với định giá.
Tuy vậy, đối với các nhà đầu tư ngắn hạn thì môi trường đầu tư hiện tại là rủi ro để mạo hiểm và nên kiên nhẫn chờ đợi tín hiệu giải ngân giúp chặn đà rơi và bình ổn lại thị trường của những nhà đầu tư tổ chức chuyên nghiệp.
* PV:Với góc nhìn trung hạn, ông đánh giá thế nào về tiềm năng và cơ hội trên TTCK Việt Nam?
- Ông Nguyễn Trung Du:Triển vọng của TTCK Việt Nam 2020 nhìn theo các biến số vĩ mô và tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp vẫn khá tích cực, mặc dù khó có cơ hội để kỳ vọng tạo ra sự đột phá.
Các doanh nghiệp ngành ngân hàng, bán lẻ, công nghệ thông tin vẫn duy trì đà tăng trưởng cao trong năm 2019 và được dự báo tăng trưởng tiếp trong năm 2020. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp còn duy trì được tốc độ tăng trưởng đang chiếm số ít và trong khi đa số doanh nghiệp chủ yếu là nhóm vốn hóa nhỏ và vừa có kết quả kinh doanh giảm trong năm 2019 và dự báo sẽ còn khó khăn trong năm 2020.
Do đó, rõ ràng ở góc độ cơ bản cơ hội trên thị trường có thể ít đi và theo tôi thì chỉ nên tìm kiếm cơ hội ở những doanh nghiệp còn duy trì được đà kinh doanh tăng trưởng tốt.
* PV:Xin cảm ơn ông!
Duy Thái