【kqbd metz】Thêm công cụ hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu vào ASEAN
Việt Nam sẽ kết nối thông tin tờ khai hải quan với Indonesia và Thái Lan | |
Sớm triển khai Hệ thống quá cảnh hải quan ASEAN | |
Tổng cục trưởng làm việc với Hội đồng kinh doanh châu Âu – ASEAN | |
Việt Nam tham dự cuộc họp nhóm Đặc trách Sáng kiến Liên kết ASEAN |
Doanh nghiệp nhỏ và vừa nếu muốn đưa hàng được vào các hệ thống siêu thị lớn ở nước ngoài là gần như không thể nếu không có sự trợ giúp của một hiệp hội hay tổ chức uy tín . Ảnh: ST. |
Đi sâu tìm hiểu thị trường
Sau gần 4 năm tham gia vào Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC),êmcôngcụhỗtrợdoanhnghiệpxuấtkhẩuvàkqbd metz đến thời điểm này, không ít doanh nghiệp Việt Nam vẫn loay hoay tìm cách gia nhập và tham gia sâu rộng hơn vào thị trường ASEAN. Trong khi đó, hàng hóa của các nước trong khu vực ASEAN đã tràn vào Việt Nam khá lớn, nhất là hàng Thái Lan. Điều này đã tạo áp lực không nhỏ cho các doanh nghiệp Việt về cạnh tranh từ các nước ASEAN cả trong sản xuất, kinh doanh và cung cấp dịch vụ.
Theo nhận định của nhiều doanh nghiệp, để tham gia được vào thị trường ASEAN, việc chỉ có một sản phẩm tốt là chưa đủ bởi rất khó khăn khi tự kết nối hay tìm kiếm được một đối tác có nhu cầu hợp tác với mình. Một doanh nghiệp nhỏ và vừa nếu muốn đưa hàng được vào các hệ thống siêu thị lớn ở nước ngoài là gần như không thể nếu không có sự trợ giúp của một hiệp hội hay tổ chức uy tín.
Ông Phạm Ngọc Anh, Trưởng phòng Xuất nhập khẩu Công ty TMHH Chế biến và xuất khẩu Tường Anh – một doanh nghiệp đã xuất khẩu được một số sản phẩm xà phòng thiên nhiên sang thị trường Malaysia và Indonesia chia sẻ, để kết nối được với các doanh nghiệp nước ngoài, trước đó, doanh nghiệp đã có sự hỗ trợ của một hiệp hội từ đó có cơ hội đàm phán với các doanh nghiệp nước ngoài.
“Nhưng như vậy là chưa đủ bởi quan trọng nhất là doanh nghiệp phải tìm hiểu được thói quen, sở thích và đặc biệt là văn hóa của nước sở tại để từ đó có những mẫu mã, hương vị, màu sắc sản phẩm chỉ để phục vụ riêng cho đối tượng khách hàng của nước đó. Không thể cùng một sản phẩm chúng tôi có thể làm chung cho tất cả các doanh nghiệp trong khối ASEAN mà bản thân chúng tôi sẽ tạo ra sự khác biệt riêng cho từng sản phẩm, phù hợp với văn hóa, thói quen của từng nước. Ví dụ ở thị trường Indonesia, các sản phẩm có chứa hương nhài, bưởi hay xoài rất được ưa chuộng và có số lượng đặt hàng khá lớn, nhưng ở thị trường Malaysia lại khá thích các dòng sản phẩm liên quan đến than hoạt tính, dầu dừa và cám gạo… Nhờ có sự nghiên cứu sâu về thị trường, lượng đơn hàng xuất khẩu của chúng tôi đã tăng khoảng 20-30% so với năm trước”, ông Ngọc Anh cho biết thêm.
Là một doanh nghiệp chuyên thu mua và xuất khẩu nông sản, bà Nguyễn Thị Dung, Phó phòng Xuất nhập khẩu và Thu mua Công ty Chế biến và Xuất khẩu nông sản Thịnh Phát cho biết, thông thường mỗi năm thông qua các Hiệp hội doanh nghiệp, Trung tâm Xúc tiến thương mại của tỉnh chúng tôi sẽ có điều kiện ở gặp gỡ và trao đổi với các doanh nghiệp nước ngoài đi khảo sát thực tế tại Việt Nam. Từ đó chúng tôi sẽ có thêm cơ hội để giới thiệu về các vùng nguyên liệu, quy trình nuôi trồng, sản xuất của nông dân, quá trình kiểm soát chất lượng của doanh nghiệp… để từ đó giúp họ có đầy đủ thông tin về nguồn hàng tại Việt Nam.
Công cụ trực tuyến tư vấn giải pháp cho doanh nghiệp
Đánh giá về tiềm năng của thị trường ASEAN, ông Nguyễn Vũ Kiên, Phó Trưởng Ban Quan hệ quốc tế (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) cho biết, ASEAN là thị trường rộng lớn và hiện đã thông mở cho mọi quan hệ thương mại, trao đổi dịch vụ hàng hóa xuất nhập khẩu giữa các quốc gia thành viên. Tuy nhiên, để đảm bảo tính minh bạch cao, sự công bằng về quyền lợi và giảm tình trạng khiếu kiện, tranh chấp giữa các doanh nghiệp với đại diện quản lý chức năng tại các nước... rất cần một cơ chế tư vấn, hỗ trợ để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tự giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình tiến hành các thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa hoặc thông quan dịch vụ qua biên giới. Điều này không chỉ góp phần cải thiện hoạt động kinh doanh, trao đổi thương mại giữa các quốc gia nội khối ASEAN mà còn thúc đẩy môi trường kinh doanh thuận lợi, tích cực và hoàn hảo trong toàn bộ khu vực.
Nhằm giúp các doanh nghiệp thuận lợi khi xuất khẩu hàng hóa sang ASEAN, Ban Thư ký ASEAN (trong đó có Việt Nam) đã xây dựng công cụ trực tuyến tư vấn giải pháp cho doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ sang thị trường ASAEN (ASSIST). Cụ thể, ASSIST sẽ được kết nối với Cổng thông tin ASEAN (ATR - cung cấp thông tin về luật pháp, quy định, tiêu chuẩn, thuận lợi hóa về vận chuyển hàng hóa, thủ tục hải quan… trong ASEAN), nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tương tác trực tiếp với các cơ quan chính phủ các nước ASEAN để nhận được tư vấn về tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, rào cản… khi trao đổi thương mại trong nội khối ASEAN.
Giới thiệu về Công cụ trực tuyến Tư vấn giải pháp cho doanh nghiệp khi xuất khẩu sang thị trường ASEAN (ASSIST - assist.asean.org), ông Paolo R.Vergano, Chuyên gia về thuận lợi hóa thương mại, ARISE Plus cho biết: ASSIST nhằm mục đích trở thành một công cụ hiệu quả cho việc tạo thuận lợi thương mại và hội nhập kinh tế khu vực.
“Theo đó, các doanh nghiệp có trụ sở tại ASEAN đang phải đương đầu với một số vấn đề liên quan đến thương mại hàng hóa hoặc thương mại dịch vụ trong khu vực ASEAN có thể nộp đơn khiếu nại thông qua một hiệp hội có trụ sở tại ASEAN hoặc ẩn danh bằng cách sử dụng một luật sư hoặc một công ty luật đã đăng ký ASEAN. Hệ thống ASSIST sẽ giải quyết những vấn đề liên quan tới các biện pháp về thuế quan và phi thuế quan mà ảnh hưởng tới hàng hóa, các vấn đề trong lĩnh vực dịch vụ xuyên biên giới và các vấn đề về hạn chế đầu tư trong một số lĩnh vực khác nhau của hội nhập ASEAN. Tuy nhiên, ASSIST không tham gia giải quyết tranh chấp giữa nhân viên và chủ lao động hoặc các khiếu nại về phân biệt đối xử, các vấn đề đang hoặc đã bị kiện tụng hoặc được phân xử tại các khu vực tài phán quốc gia, các khiếu nại chống lại các cá nhân hoặc công ty, các vấn đề không liên quan tới thương mại, dịch vụ hoặc đầu tư trong nội bộ ASEAN...” ông Paolo R.Vergano cho biết chi tiết hơn.
Đánh giá về hệ thống ASSIST, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, bên cạnh những thuận lợi về thuế quan, giữa các nước ASEAN vẫn còn rào cản là những biện pháp phi thuế quan. Điều này ảnh hưởng đến quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước ASEAN. Công cụ trực tuyến ASSIST sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thể tra cứu, cập nhật thông tin liên quan đến biện pháp phi thuế quan của các quốc gia trong khối ASEAN. Hơn nữa, nếu như các doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động xuất nhập khẩu gặp phải những tình huống phân biệt đối xử thì có thể khiếu nại. Đây là công cụ cực kỳ hữu ích giúp các doanh nghiệp tìm hiểu thị trường ASEAN.
本文地址:http://app.marimbapop.com/news/628b791545.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。